Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư

Hàng năm, Việt Nam có khoảng 200.000 bệnh nhân ung thư mới mắc và bệnh nhân tử vong do ung thư khoảng 70.000 người. Do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, do điều kiện chăm sóc bệnh nhân ngày càng tốt hơn, do nhu cầu của xã hội và người bệnh, số bệnh nhân ung thư được điều trị khỏi và ổn định ngày càng tăng lên, dẫn đến nhu cầu chăm sóc cũng ngày càng tăng lên và đòi hỏi chuyên nghiệp hóa. 

Bệnh nhân ung thư cần được chăm sóc từ khi phát hiện và xuyên suốt quá trình điều trị, thường trải qua các giai đoạn:  

  • Chẩn đoán.
  • Điều trị ung thư.
  • Khỏi bệnh hoặc bệnh ổn định.
  • Bệnh tiến triển hoặc tái phát, di căn.
  • Tử vong. 

Tất cả các giai đoạn bệnh nhân cần được chăm sóc một cách toàn diện trên các mặt: sức khỏe, xã hội và tâm lí, tình cảm, pháp lí và tài chính, tác dụng phụ sau điều trị. 

Một số điều cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư

Chăm sóc bệnh nhân khi mệt mỏi

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư

Mệt mỏi: là triệu chứng thường gặp ở hầu hết bệnh nhân Có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống. Nguyên nhân do bệnh ung thư, tác dụng phụ sau điều trị, bệnh phổi hợp, tâm lí tình cảm rối loạn... Để giảm bớt mệt mỏi, bệnh: nhân nên tập thể dục thường xuyên, ngủ đúng mức, tăng cường vận động tích cực, tránh sử dụng các chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá, sô cô la... nhất là buổi tối, đi ngủ đúng giờ, đều đặn, yên tĩnh. 

Chăm sóc răng miệng

Chăm sóc răng miệng: một số thuốc hóa trị ung thư CÓ thể gây lở loét trong miệng, Cổ họng cũng như khô, kích ứng hoặc chảy máu và nhiễm trùng, vì vậy, việc chăm sóc răng miệng rất quan trọng. Người bệnh cần súc miệng, đánh răng hàng ngày và giải quyết các vấn đề về răng như: sâu răng, áp xe, bệnh lợi hoặc răng giả không khớp. 

Theo dõi tiểu đường

Bệnh tiểu đường: thường phối hợp với bệnh ung thư, nhất là bệnh nhân lớn tuổi, bệnh ung thư gan, tụy và đại trực tràng cần phối hợp điều trị tốt để kiểm soát đường máu, tránh biến chứng của tiểu đường. 

Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi nội tiết: do sử dụng thuốc hoặc do quá trình điều trị gây ra. Thay đổi nội tiết có biểu hiện phong phú như: giảm ham muốn tình dục, mất trí nhớ, thiếu máu, giảm khối lượng cơ bắp, trầm cảm, tăng cân, suy giáp.Tùy theo tình trạng suy giảm loại nội tiết nào để sửa chữa, bổ sung loại nội tiết đó. 

Rối loạn chức năng nhận thức

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư

Rối loạn chức năng nhận thức sau điều trị bằng hóa chất: Có các biểu hiện như: khó tập trung vào nhiệm vụ duy nhất, trí nhớ ngắn hạn, tinh thần chậm hơn bình thường, khó khăn trong lựa chọn từ ngữ... Điều trị hiện nay còn khó khăn, chủ yếu bằng thể dục, sử dụng dụng cụ ghi chép, ghi nhớ thay cho trí nhớ, lựa chọn lao động cho phù hợp, giảm bớt căng thẳng, phiền nhiễu... 

Phủ bạch huyết sau điều trị, nhất là ung thư vú gây to chi, đau. Chăm sóc gồm có: chăm sóc da thích hợp tránh chấn thương và nhiễm trùng, xoa bóp đúng kĩ thuật, tập thể dục, băng bó, mặc quần áo chật vùng chi to. Phẫu thuật ít sử dụng. 

Bệnh thần kinh ngoại vi do tổn thương thần kinh ngoại vị có biểu hiện ngứa, rát, yêu hoặc tê tay chân, có rối loạn cảm giác và vận động. Các rối loạn này được điều trị bằng thuốc, cần báo bác sĩ điều trị biết.. 

Một số thuốc điều trị gây tổn thương gan, thận, phổi, tim với biểu hiện của các cơ quan đó, cần có trợ giúp của thầy thuốc. 

Nhiễm trùng các cơ quan

Nhiễm trùng các cơ quan: cần sử dụng kháng sinh phù hợp. 

Loãng xương sau điều trị: cần sử dụng thực phẩm hoặc chế phẩm có Canxi, vitamin D, thuốc Bisphosphonate và tăng cường tập thể dục phù hợp, có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Kiểm soát đau ung thư tốt: đây là triệu chứng đáng lo ngại nhất của bệnh nhân ung thư, cần có sự trợ giúp của các chuyên gia điều trị đau để kiểm soát đau thỏa đáng bằng các biện pháp phù hợp. Kiểm soát đau bằng mọi cách không để bệnh nhân khổ sở vì đau.

Lão hóa sớm

Bệnh nhân ung thư sau điều trị phải đối mặt với tình trạng lão hóa sớm với biểu hiện như: mãn kinh sớm, loãng xương ở phụ nữ, vô sinh, rối loạn cương dương hay bất lực ở nam giới. Khắc phục tình trạng này cần một liệu pháp toàn diện. 

Rối loạn tình dục 

Bệnh nhân ung thư thường gặp những rối loạn tình dục như: thay đổi trong tất cả các giai đoạn của phản ứng tình dục (ham muốn, kích thích, cực khoái...), rối loạn cương hay gặp ở nam giới và âm đạo khô hay gặp ở nữ giới. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về nguyên nhân cụ thể gây nên và cách khắc phục. 

Chế độ dinh dưỡng cho người sau khi điều trị ung thư

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư

Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục: một lối sống lành mạnh là quan trọng sau khi điều trị ung thư. Thực hiện một chế độ dinh dưỡng tốt và tập thể dục tốt có thể giảm nguy cơ ung thư mới hoặc tái phát, giảm tác dụng phụ lâu dài của điều trị, cải thiện tâm lí, giảm nguy cơ tổn thương các cơ quan nội tạng, duy trì khối lượng cơ thể phù hợp, tăng sử dụng năng lượng phù hợp, có độ bền, linh hoạt và sức mnh, giảm căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi, duy trì tiêu hóa tốt. có chế độ ăn uống lành mạnh. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng, nên có một chế độ ăn uống phòng chống ung thư với các khuyến nghị sau đây: 
- Thực phẩm thực vật là lựa chọn lành mạnh với rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt. 
- Hạn chế thịt đỏ (Thịt đó là các loại thịt như: thịt bê, thịt bò, thịt cừu, thịt trâu, thịt lợn, thịt ngựa...). Lựa chọn thịt nạc gà, cá... Tránh thịt chế biến như: giăm bông, thịt xông khói, xúc xích. 
- Hạn chế lượng muối vào hàng ngày, ăn thức ăn mặn, vừa phải. 
- Chọn nước uống thường thay cho nước ngọt, nước tăng lực và nước uống thể thao. 
- Thức ăn có lượng đường vừa phải. - Thức ăn có ít calo. - Hạn chế chất kích thích. 
Chế độ thể dục tốt, mức độ hoạt động hàng ngày trong lao động, sinh hoạt phù hợp là rất cần thiết. Cần tham khảo bác sĩ để có bài tập thể dục phù hợp với bệnh trạng của mình. Cần có một ý thức hoạt động tích cực, tránh tình trạng trì trệ, dựa dẫm trong mọi công việc. 

Những lưu ý cần biết

Tóm lại, người bệnh sau điều trị ung thư ở giai đoạn khỏi bệnh hoặc bệnh ổn định cần lưu ý: 
- Tích cực hoạt động hàng ngày phù hợp với sức khỏe và bệnh của mình. 
- Chế độ dinh dưỡng tốt, phù hợp. - Lối sống lành mạnh. - Khám lại định kì đầy đủ. 
- Kết hợp chặt chẽ với bác sĩ để khắc phục các di chứng, biến chứng sau điều trị gây nên.

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ