Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (P2)

Chăm sóc người bệnh ung thư bị tiêu chảy 

Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (P2)

Gọi là tiêu chảy khi đi ngoài ra phân cùng với nước từ 3 lần/ngày trở lên, có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy của bệnh nhân ung thư do nhiễm trùng, do tác dụng phụ của hóa trị liệu, xạ trị, bản thân bệnh ung thư, do dùng thuốc, do nuôi dưỡng... 

Cách xử trí: 

- Nên nằm trên giường, đi ngoài vào bố ít nhất 2 giờ. 

- Dùng thức ăn giàu protein, năng lượng, kali và ít chất xơ. 

- Cố gắng uống nhiều dịch (khoảng trên 3 lít/ngày).

- Chia ra ăn làm nhiều bữa trong ngày. 

- Nghỉ ngơi. 

- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn. 

- Không nên dùng các thức ăn kích thích nhu động ruột như: thức ăn nhiều chất xơ bã, quá cay... 

- Không uống rượu và các sản phẩm có cafein. 

- Không dùng các sản phẩm có thuốc lá. 

- Không dùng sữa và các sản phẩm từ sữa như: kem sữa, súp sữa... 

- Không nên dùng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Báo cho bác sĩ trong các trường hợp sau: 

- Đi ngoài từ 6-8 lần trở lên, hoặc tiêu chảy kéo dài quá 02 ngày. B - Có máu trong phân. 

- Xuất hiện đau hoặc hiện tượng khó chịu ở bụng khác với lúc bắt đầu bị tiêu chảy. 

- Không đi tiểu được trong quá 12 giờ. . V - Sụt cân nhanh sau khi tiêu chảy. L - Xuất hiện sốt. .. . 

Chăm sóc người bệnh ung thư bị táo bón 

Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (P2)

Táo bón là hiện tượng khó đi ngoài do phần cứng thường gây đau và khó chịu cho người bệnh. Triệu chứng này gây nên do chế độ ăn, uống không đủ dịch, ít vận động dạ dày ruột, toàn trạng mệt mỏi, dùng thuốc giảm đau... | Để khắc phục tình trạng táo bón ở bệnh nhân ung thư cần thực hiện một số chỉ dẫn sau: 

- Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày như: ngũ Cốc, hoa quả tươi, rau xanh. 

- Tăng lượng dịch trong khẩu phần ăn phòng mất nước và suy dinh dưỡng. Một số loại như: nước cam, nước táo ấm uống vào buổi sáng có tác dụng rất tích cực trong phòng ngừa táo bón.. 

- Tăng vận động càng nhiều càng tốt. 

- Dùng các thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân theo chỉ định của bác sĩ. 

- Không nên quá căng thẳng, mệt mỏi. 

- Không nên dùng quá nhiều thuốc nhuận tràng khi chưa có ý kiến của bác sĩ. 1 - Không nên thụt tháo hàng ngày hoặc thường xuyên khi không có chỉ định của bác sĩ. 

- Không nên dùng các loại thức ăn gây táo bón như: pho mát, trứng, chocolate. 

Báo cho bác sĩ trong các trường hợp: 

- Không có nhu động ruột từ 3 ngày trở lên. - Có máu trong phân. 

- Không thể đi ngoài trong vòng 1 - 2 ngày sau khi dùng thuốc nhuận tràng. 

- Xuất hiện nôn hoặc cảm thấy đau tức kéo dài. 

Phòng ngừa táo bón: 

- Duy trì chế độ ăn hàng ngày có nhiều chất xơ, rau và hoa quả. 

- Vận động càng nhiều càng tốt. . 

- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Chăm sóc người bệnh ung thư bị sốt

Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (P2)

Sốt khi nhiệt độ cơ thể từ 37,5 độ trở lên (khi cặp ở nách), hoặc trên 38 độ (khi cặp ở hậu môn) và kéo dài ít nhất 1 ngày. Nhiệt độ cơ thể thường tăng lên một chút về đêm. Sốt thường gây nên do nhiễm trùng (vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng). 

Nguyên nhân khác bao gồm: các tình trạng sưng tấy, phản ứng thuốc, do khối u phát triển và ở một số trường hợp không rõ nguyên nhân. Sốt là kết quả của quá trình cơ thể nóng lên nhằm cố gắng tiêu diệt các tác nhân xâm nhập. Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị hóa chất thường có nguy cơ cao hơn bị nhiễm trùng do hiện tượng giảm tế bào bạch cầu hạt là loại tế bào Có tác dụng chống lại các tác nhân nhiễm trùng. Sốt là cơ chế bảo vệ tự nhiên quan trọng của cơ thể. 

Khi bệnh nhân sốt sẽ có các hiện tượng sau: 

- Nhiệt độ da tăng lên.

- Bệnh nhân cảm thấy người ấm, nóng.

- Cảm thấy người mệt mỏi. 

- Đau đầu. 

- Ớn lạnh, rùng mình.

- Đau mỏi toàn thân. 

- Đỏ da. 

Cách xử trí: 

- Uống nhiều dịch: nước hoa quả, súp... 

- Nghỉ ngơi. 

- Đắp chăn mềm nếu bệnh nhân cảm thấy ớn lạnh. 

- Đắp khăn lạnh lên trán. 

- Cặp nhiệt độ 2-3 giờ/lần. 

- Ghi vào bảng theo dõi nhiệt kế. 

- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

- Không nên dùng cácloại thuốcnhư:aspirin, acetaminophen khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

- Không nên hạ sốt bằng các phương pháp như: tắm nước đá, tắm rượu... 

Báo cáo bác sĩ trong các trường hợp: 

- Bệnh nhân sốt kéo dài quá 24 giờ.

- Có từ 2 triệu chứng ở trên trở lên.

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat FB