Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (P3)

Chăm sóc bệnh nhân ung thư bị khó thở 

Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (P3)

Khó thở xuất hiện khi không đủ oxy phân phối trong cơ thể. Khó thở có thể do phổi không đủ khả năng dung nạp đủ không khí hoặc do không thể phân phối đủ oxy cho máu. Đây là triệu chứng do nhiều bệnh gây nên bao gồm: các rối loạn mãn tính ở phổi, tắc đường dẫn khí, viêm phổi, đau, bất động, suy dinh dưỡng, béo phì, sang chấn tâm lý, sau phẫu thuật, thiếu máu, tác dụng phụ của thuốc, hóa chất, tia xạ, xâm lấn của khối u, tràn dịch màng phổi... 

Dấu hiệu:

  • Khó thở khi nghỉ ngơi hoặc khi tập luyện.
  • Đau ngực.
  • Thở nhanh.
  • Mạch nhanh.
  • Da xanh xám.
  • Da sờ thấy lạnh, ẩm
  • Thở kèm theo tiếng rít. 

Cách xử trí

  • Giữ bình tĩnh. 
  • Đưa bệnh nhân lên nghiêng một góc 45 độ bằng gối hoặc giường. 
  • Thực hiện y lệnh của thầy thuốc như: thở oxy, thuốc chống co thắt... 
  • Kiểm tra nhiệt độ, nhịp thở, mạch, huyết áp. 
  • Hướng dẫn cho bệnh nhân hít thở sâu qua đường mũi và thở qua miệng.
  • Nếu bệnh nhân vẫn cảm thấy không thuyên giảm sau 5 phút, nâng bệnh nhân ngồi dậy bên thành giường hoặc ghế đẩu, hai tay để xuôi, đệm gối sau vai, đầu hướng nhẹ ra phía trước.  
  • Nếu bệnh nhân ho, cần chú ý số lượng đờm, màu sắc, mùi đờm. 
  • Không nên để bệnh nhân nằm thẳng. 

Báo cáo bác sĩ trong các trường hợp:

  • Khó thở tăng lên, đau ngực.
  • Có nhiều đờm vàng, xanh, lẫn máu.
  • Da xanh xám, lạnh. 
  • Kèm theo sốt 
  • Mũi phập phồng trong khi thở.
  • Có tiếng rít. 

Chăm sóc bệnh nhân ung thư bị chán ăn 

Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (P3)

Chán ăn là hiện tượng người bệnh ăn dưới mức bình thường mà họ ăn hàng ngày hoặc không ăn gì. Chán ăn do nhiều nguyên nhân gây nên như: khó nuốt, buồn nôn, nôn, thay đổi vị giác, sự phát triển của khối u, tâm lý buồn chán, đau. 

Dấu hiệu:

  • Khó nuốt.
  • Sụt cân.
  • Từ chối ăn.
  • Ít quan tâm tới ăn uống. 

Tự xử trí:

  • Động viên bệnh nhân ăn càng nhiều càng tốt. 
  • Coi ăn uống cũng là biện pháp điều trị. B - Nên ăn nhiều vào bữa sáng. 
  • Chia làm nhiều bữa, dùng các loại thực phẩm ưa thích. 
  • Cố gắng ăn các loại thức ăn dễ ăn nhưng có nhiều năng lượng như: kem, sữa, trứng... 
  • Có thể ăn thức ăn lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng để giảm bớt sự kích thích của mùi vị. 
  • Bố trí bàn ăn hợp lý, hấp dẫn. 
  • Bệnh nhân cùng ngồi ăn với các thành viên khác trong gia đình. \
  • Cố gắng tập luyện nhẹ trước bữa ăn một giờ.
  • Không nên nghĩ ăn vào tế bào ung thư sẽ phát triển. 

Báo cáo bác sĩ trong các trường hợp: 

  • Bệnh nhân cảm thấy buồn nôn hoặc không thể ăn được từ một ngày trở lên.  Bệnh nhân sút từ 2kg trở lên.
  • Bệnh nhân cảm thấy đau khi ăn. 
  • Bệnh nhân không đi tiểu tiện trong cả ngày hoặc không Có nhu động ruột từ 2 ngày trở lên. 
  • Nôn xuất hiện liên tục trong vòng 24 giờ. 

Chăm sóc bệnh nhân ung thư bị loét miệng 

Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (P3)

Loét miệng hay xuất hiện trên bệnh nhân ung thư đang được điều trị hóa chất, tia xạ, nhiễm trùng, mất nước, chăm SÓC răng miệng không tốt, do rượu, thuốc, thiếu protein. Loét miệng có thể kéo dài tới 2 - 4 tuần. 

Dấu hiệu:  

  • Trong miệng và lợi nhìn đỏ hoặc sưng tấy. - Có thể có máu trong miệng. 
  • Vết loét nhỏ ở miệng, lợi, hoặc lưỡi. 
  • Lớp màng trắng hoặc vàng trong miệng. 
  • Giảm ngon miệng khi ăn. - Đau vùng miệng. . . 
  • Bệnh nhân cảm thấy khô miệng, nóng nhẹ, hoặc tăng cảm giác với thức ăn nóng lạnh. 
  • Tăng tiết chất nhầy vùng miệng. 

Xử trí: 

  • Bỏ hàm và răng giả, dùng đèn sáng và soi gương kiếm tra miệng hai lần một ngày, báo cho bác sĩ, y tá các diễn biến bất thường như: thay đổi về vị giác, khứu giác. B - Chăm sóc răng miệng cẩn thận theo các bước dưới đây: 
  • Đánh răng dùng bàn chải mềm, nên ngâm bàn chải vào nước nóng trước khi dùng. Khi đánh răng nên dùng nước ấm. Nếu khi trải răng thấy đau có thể dùng gạc để lau xung quanh miệng. 
  • Không nên dùng các chất mài mòn hoặc dịch soda khi chải răng. 
  • Bỏ và lau sạch răng giả giữa các bữa ăn và theo lịch trình đều đặn. 
  • Lau miệng nhẹ nhàng trước, sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Uống ít nhất 2 đến 3 ly nước hoa quả mỗi ngày trừ khi không được sự cho phép của bác sĩ. 
  • Nếu miệng đau nhiều hoặc gây trở ngại khi ăn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có chỉ định phù hợp. 
  • Chế độ ăn giàu protein, vitamin và không cay.
  • Tạo không khí hứng khởi trong bữa ăn.
  • Không nên sử dụng thuốc đánh răng cay và không mịn.
  • Không nên hút thuốc và uống rượu.
  • Không nên mang hàm giả khi miệng đau và loét nhiều.
  • Không nên dùng đồ ăn nóng và cay.

Báo bác sĩ trong các trường hợp sau: 

  • Xuất hiện sốt. 
  • Ăn kém hơn mức bình thường. 
  • Chảy máu. 

Chăm sóc bệnh nhân ung thư bị loét da do đè ép 

Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (P3)

Loét da do đè ép xuất hiện khi dòng cung cấp oxy tới vùng da này bị dừng lại và dẫn đến tế bào da bị hoại tử. Loét da thường xuất hiện trên người bệnh hay nằm, hay ngồi lâu một tư thế. 

Dấu hiệu: 

  • Vùng da tì đè đỏ và không mất đi khi thay đổi tư thế.
  • Da rạn nứt, giộp phồng.
  • Vết loét hở trên mặt da hoặc ăn sâu vào mô ở phía dưới.
  • Đau ở vị trí tì đè. 

Xử trí: 

  • Rửa nhẹ vết loét bằng nước muối 0,9%; loại bỏ các mảnh tổ chức hoại tử.  

Các chăm sóc riêng biệt 

Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (P3)

Ngoài việc chăm sóc, điều trị đau và giảm nhẹ các triệu chứng hay gặp cho người bệnh ung thư nói chung như ở trên, tùy theo loại bệnh ung thư, tùy theo phương pháp điều trị ung thư, nhân viên y tế, xã hội và người nhà cần áp dụng các hình thức chăm sóc chuyên môn riêng biệt, do thầy thuốc chuyên khoa hướng dẫn chi tiết cho mỗi người bệnh khác nhau, ví dụ: 

  • Chăm sóc bệnh nhân trong quá trình điều trị hóa chất, xạ trị. 
  • Chăm sóc sau xạ trị tại chỗ (cho người bệnh ung thư lưỡi, khoang miệng, cổ tử cung...) 
  • Chăm sóc bệnh nhân mổ bộ phận sinh dục ngoài. - Chăm sóc bệnh nhân có ung thư hở, nhiễm khuẩn... 

Cùng với việc chăm sóc điều trị đau và giảm nhẹ các triệu chứng hay gặp trên đây, cán bộ y tế và gia đình còn phải quan tâm tạo điều kiện tốt nhất về những điều kiện dinh dưỡng, vệ sinh thân thể cho người bệnh ung thư cũng như phòng chống các bệnh thứ phát, chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm trong suốt quá trình điều trị đặc hiệu.

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ