Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (P1)

Hơn một nửa bệnh nhân ung thư ở nước ta được phát hiện ở giai đoạn muộn (giai đoạn III và IV), vì vậy nhu cầu về điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng trong ung thư là rất lớn. Điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng trong ung thư được thực hiện chính nhờ sự hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và đặc biệt là cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng và gia đình.

Tầm quan trọng của giảm nhẹ triệu chứng trong ung thư

Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (P1)

Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư nước ta vẫn còn bị coi nhẹ. Việc quan tâm làm giảm đau, nâng đỡ sức khỏe và tinh thần tạm thời cũng là công việc rất cần thiết nhằm mang lại cho người bệnh chất lượng sống cao hơn, giảm bớt được nỗi đau thể xác cũng như tinh thần. Đây là công việc đầy khó khăn, gian khổ nhưng cũng rất vinh quang và nhân đạo, đó là công việc từ trái tim đến trái tim. | Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng là phương pháp chăm sóc nhằm nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân và gia đình họ trước sự đe dọa của bệnh tật thông qua các biện pháp phòng, giảm nhẹ, điều trị đau và các vấn đề khác về thể chất và tinh thần người bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ bao gồm: 

- Giảm đau và các triệu chứng lo âu khác. 

- Lồng ghép chăm sóc về thể chất và tinh thần cho bệnh nhân ung thư.

- Cung cấp tối đa các dịch vụ phục vụ cho các hoạt động, sinh hoạt cho người bệnh, gồm cả dinh dưỡng, vệ sinh thân thể cho người bệnh...

- Thành lập các đội chăm sóc bao gồm: bác sĩ, điều dưỡng, tình nguyện viên... sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân và gia đình khi cần thiết. 

Chăm sóc người bệnh đau do ung thư 

Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (P1)

Người bệnh ung thư cần được giảm đau ở tất cả các giai đoạn bệnh của họ. Có khoảng 1/3 số người bệnh được điều trị ung thư có xuất hiện đau. Ở các trường hợp này, phương pháp điều trị giảm đau và điều trị ung thư phải kết hợp chặt chẽ. Những người bệnh ở giai đoạn muộn, hơn 2/3 trong số này có đau và việc kiểm soát đau trở thành mục đích của điều trị. 
Chăm sóc đau cho người bệnh ung thư nên được tiến hành theo các bước sau:

  • Giải thích cho người bệnh và thân nhân thông hiểu về đau do ung thư, bản chất sinh lý học của đau trong ung thư bao gồm nhiều cơ chế đa dạng do u xâm lấn tới mô mềm, thâm nhiễm tới nội tạng, thêm nhiễm tới xương, chèn ép thần kinh, tổn thương thần kinh, tăng áp lực nội sọ... qua đó nhận thức về điều trị và hợp tác với nhân viên y tế. 
  • Quan sát, hỏi và lắng nghe mô tả cơn đau của người bệnh, qua đó xác định vị trí đau, tính chất đau, hướng lan, thời gian xuất hiện và mức độ đau. 
  • Khuyên người bệnh giảm bớt hoạt động hàng ngày bằng cách nghỉ ngơi, bất động, đối với đau ở chi có thể dùng nẹp mềm hoặc bằng treo. Tuy nhiên, không nên để lâu ở một tư thế tránh gây loét. 
  • Động viên tạo niềm hứng khởi cho người bệnh. 
  • Sử dụng các phương tiện giải trí khác nhau như: tivi, đài, báo... góp phần làm giảm suy tư, ưu phiền cho người bệnh. 
  • Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của thầy thuốc. Đây là phương pháp chính có thể giảm đau cho 70 - 90% người bệnh ung thư. Thuốc giảm đau có thể được dùng theo các cách sau: 
  • + Theo đường uống. + Theo đường tiêm. + Theo giờ. + Theo 3 bậc thang (Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới). + Theo từng cá thể. 
  • 173 
  • Theo dõi hiệu quả của thuốc giảm đau: mức độ giảm, thời gian tác dụng.
  • Theo dõi tác dụng phụ của thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau có thể gây viêm loét đường tiêu hóa, gây nôn ra máu, đại tiện phân đen, trong trường hợp nặng có thể gây hạ huyết áp, truỵ mạch... 
  • Không nên tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 
  • Có thể hướng dẫn gia đình, người thân của bệnh nhân cách xoa bóp làm dịu một phần đau cho người bệnh. 
  • Nên có phiếu ghi chăm sóc để thuận lợi cho theo dõi điều trị. Phiếu chăm sóc bao gồm một số thông tin sau: 

+ Vị trí đau. 

+ Thời gian kéo dài Cơn đau.

+ Tính chất đau. 

+ Số lần đau trong ngày, giờ.

+ Mức độ đau: Nhẹ, trung bình, nặng.

+ Tên thuốc giảm đau.

+ Thời gian dùng thuốc giảm đau.

+ Mức độ giảm đau của thuốc.

+ Khoảng thời gian tác dụng của thuốc (theo giờ).

+ Các tác dụng phụ của thuốc giảm đau (nếu có).

  • Báo cáo bác sĩ các diễn biến bất thường. 

Chăm sóc người bệnh ung thư bị nôn và buồn nôn 

Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (P1)

 

Nôn và buồn nôn là những triệu chứng gây khó chịu và hay gặp trong ung thư giai đoạn cuối. Các triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như: táo bón, giảm nhu động ruột, do thức ăn chưa phù hợp, tác động của các phương pháp điều trị (tia xạ, hóa chất...). Ngoài ra, yêu tô tâm lý cũng tác động qua hệ liềm ở não. Tất cả các yếu tố này sẽ kích thích trung tâm nôn ở hành tủy. Vì vậy, trước khi điều trị các triệu chứng này cần thiết phải tìm hiểu nguyên nhân. Nôn và buồn nôn nếu không được xử trí kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng do gây rối loạn nước và điện giải. 

Trước trường hợp bệnh nhân có hiện tượng buồn nôn hoặc nôn cần thực hiện một số thao tác sau: 

  • Tìm hiểu nguyên nhân gây nên. 
  • Dùng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ, thuốc chống nôn có thể được dùng theo đường uống hoặc tiêm tùy theo mức độ, các sản phẩm hay dùng là Odansetron, Primperan, Hyoscin... 
  • Nên dùng thức ăn nhẹ, dễ tiêu, nếu hay buồn nôn, nôn trong khi ăn có thể ăn làm nhiều bữa, mỗi bữa ăn lượng thức ăn ít hơn, thay đổi khẩu vị cho phù hợp. . 
  • Nên chọn đồ ăn có mùi vị phù hợp, chọn đồ uống tinh khiết như: nước cam, hoa quả tươi, dùng đồ uống từ từ, nhấm nháp, sau khi ăn Cố gắng nghỉ ngơi hoàn toàn ít nhất trong một giờ. 
  • Nghỉ ngơi trong môi trường trong lành và yên tĩnh. 
  • Dùng các phương tiện giải trí như: đài, báo, các chương trình tivi mà bệnh nhân ưa thích, có thể hướng dẫn cho bệnh nhân tự thư giãn, hít thở những hơi thở sâu... 
  • Thường xuyên chăm sóc răng miệng sạch sẽ. . - Không nên cố ăn khi nôn hoặc buồn nôn. 
  • Không nên nằm thẳng trên giường. 
  • Không nên dùng đồ ăn quá nhiều nước, quá mặn, quả béo hoặc quá cay. 
  • Không nên gây những chấn động tâm lý không cần thiết cho bệnh nhân. 
  • Nếu nên nhiều, không nên ăn trước 4 - 8 giờ sau khi nôn. 

Báo bác sĩ trong trường hợp:

  • Nôn quá 3 lần/giờ. 
  • Trong dịch nôn có máu tươi hoặc chất đen nhìn giống Với cà phê hay bồ hóng. 
  • Không uống được trên 4 ly nước hoa quả, sữa...) hoặc không ăn được thức ăn cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng từ 2 ngày trở lên.
  • Không uống được thuốc theo chỉ định của thầy thuốc. 
  • Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng hoặc cảm thấy mệt không chịu nổi. 

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ