TOP 5 loại thuốc gây mất trí nhớ cần phải biết

TOP 5 loại thuốc gây mất trí nhớ cần phải biết

Với mỗi loại thuốc thì đều sẽ có những tác dụng bổ ích và kèm với đó là một số tác dụng phụ khác mà không thể tránh khỏi. Trong vô vàn những tác dụng phụ thì tác dụng phụ đáng sợ nhất mà chúng ta không thể bỏ qua chính là gây mất trí nhớ. Do đó, chúng tôi đã lên ý tưởng viết bài viết dưới đây, để cung cấp tới mọi người thông tin về một số nhóm thuốc khi sử dụng có khả năng gây mất trí nhớ. Nhóm thuốc hỗ trợ hạ lượng mỡ máu - hạ lượng Cholesterol trong máu  Khi chúng ta sử dụng nhóm thuốc giúp hạ hàm lượng mỡ trong máu và giúp hạ lượng Cholesterol thừ có trong máu thì nó đồng nghĩa với tình trạng là nồng độ Cholesterol trong não cũng như trong máu sẽ bị suy giảm, gây ảnh hưởng tới vấn đề trí nhớ của chúng ta. Thành phần chất Lipid có trong máu đảm nhận vai trò chính yếu trong cấu trúc tạo liên kết giữa các tế bào thần kinh trong cơ thể. Đồng thời nó cũng là cơ sở để tạo nên cái gọi là trí nhớ ở con người cũng như hoạt động tiếp nhận thông tin và tiếp thu các kiến thức. Có thể xếp nó thuộc nhóm thuốc làm mất trí nhớ. Tuy nhiên để cải thiện tình trạng gây mất trí nhớ khi sử dụng các loại thuốc ở nhóm thuốc này thì năm 2012, tổ chức FDA đã có những bước thay đổi đầu tiên cụ thể là trong quy định thông tin của thuốc trên bao bì nhãn, để hạn chế được nguy cơ cũng như tỷ lệ thuốc làm mất trí nhớ khi bệnh nhân là những đối tượng cần phải sử dụng nhóm thuốc này.  Nhóm thuốc an thần - nhóm Benzodiazepin An thần là loại thuốc rất quen thuộc và thuộc nhóm thuốc mà có khá nhiều sử dụng. Bên cạnh nhưng công dụng mà nhóm thuốc an thần đem tới cho chúng ta thì nó còn có nhược điểm là loại thuốc gây mất trí nhớ tạm thời. Bởi công dụng của nhóm thuốc này có những ảnh hưởng trực tiếp tới thần kinh và ảnh chắc chắn sẽ có một phần ảnh hưởng tới bộ não của chúng ta. Hơn nữa, tác dụng của nhóm thuốc an thần cũng khá mạnh, nó có mối liên quan trực tiếp tới tình trạng chúng ta chuyển từ giai đoạn mất trí nhớ tạm thời sang giai đoạn mất trí nhớ hẳn hay mất trí nhớ ngắn hạn sang quá trình mất trí nhớ dài hạn, tương đối là nguy hiểm. Và có thể kể tới Midazolam, tên một loại thuốc an thần tiêu biểu được các chuyên gia chỉ ra rằng là loại thuốc mất trí nhớ nặng, trầm trọng.  Nhóm thuốc hỗ trợ giảm đau gây nghiện  Thuốc giảm đau gây nghiện có thể kể tới một cái tên điển hình như Morphin. Loại thuốc này có tác dụng giúp giảm đau, nó hoạt động với cơ chế là gây ức chế lên các điểm chốt trên những đường dẫn truyền gây ra cảm giác đau đớn ở hệ thần kinh trung ương của chúng ta và từ đó xoa dịu, làm tan đánh bay cảm giác đau. Tuy nhiên chính công dụng này của thuốc mà nó trở thành loại thuốc gây làm mất trí nhớ ở người bệnh.  Nhóm thuốc hỗ trợ chống động kinh  Với những bệnh nhân bị động kinh thì sử dụng nhóm thuốc hỗ trợ chống động kinh sẽ làm hạn chế được những hiện tượng co giật mà các dòng tín hiệu đặt tại hệ thống của thần kinh trung ương. Nhím thuốc này cũng có thể là thuốc làm suy giảm trí nhớ ở các đối tượng bệnh nhân bị động kinh khi sử dụng thuốc.  Các loại thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp Các loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lý tăng huyết áp có khả năng ức chế Beta cũng được các chuyên gia chỉ ra rằng là một trong nhiều nguyên nhân gây mất trí nhớ. Bởi các loại thuốc này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp lên trí nhớ bởi sự ức chế của thành phần Norepinephrin và Epinephrin - đây là hai loại chất đảm nhiệm vai trò truyền tải thông tin hóa học chính yếu và quan trọng trong bộ não, do đó mà thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp cũng được xếp vào nhóm thuốc mất trí nhớ ở người sử dụng thuốc này.  Trên đây là một số nhóm thuốc, thuốc gây mất trí nhớ đối với người khi đã sử dụng thuốc. Bất kì sản phẩm thuốc nào cũng sẽ có những tác dụng phụ đi kèm do đó trước khi sử dụng một sản phẩm nào mọi người cần đọc kỹ những chỉ định được ghi rõ trên bao bì thuốc hay trong giấy hướng dẫn sử dụng và thực hiện theo những tham vấn mà các bác sĩ, dược sĩ nhắc nhở để sử dụng thuốc đúng cách, đạt hiệu quả cao và tránh được những điều không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc cũng như sau khi sử dụng thuốc. Ngoài những nhóm thuốc có khả năng gây mất trí nhớ được chúng tôi nêu tên trên còn nhiều nhóm thuốc khác cũng có thể gây mất trí nhớ cho người sử dụng, mọi người hãy tìm đọc thêm để nắm được các thông tin cần thiết nhé! Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết!
Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (P3)

Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (P3)

Chăm sóc bệnh nhân ung thư bị khó thở  Khó thở xuất hiện khi không đủ oxy phân phối trong cơ thể. Khó thở có thể do phổi không đủ khả năng dung nạp đủ không khí hoặc do không thể phân phối đủ oxy cho máu. Đây là triệu chứng do nhiều bệnh gây nên bao gồm: các rối loạn mãn tính ở phổi, tắc đường dẫn khí, viêm phổi, đau, bất động, suy dinh dưỡng, béo phì, sang chấn tâm lý, sau phẫu thuật, thiếu máu, tác dụng phụ của thuốc, hóa chất, tia xạ, xâm lấn của khối u, tràn dịch màng phổi...  Dấu hiệu: Khó thở khi nghỉ ngơi hoặc khi tập luyện. Đau ngực. Thở nhanh. Mạch nhanh. Da xanh xám. Da sờ thấy lạnh, ẩm Thở kèm theo tiếng rít.  Cách xử trí Giữ bình tĩnh.  Đưa bệnh nhân lên nghiêng một góc 45 độ bằng gối hoặc giường.  Thực hiện y lệnh của thầy thuốc như: thở oxy, thuốc chống co thắt...  Kiểm tra nhiệt độ, nhịp thở, mạch, huyết áp.  Hướng dẫn cho bệnh nhân hít thở sâu qua đường mũi và thở qua miệng. Nếu bệnh nhân vẫn cảm thấy không thuyên giảm sau 5 phút, nâng bệnh nhân ngồi dậy bên thành giường hoặc ghế đẩu, hai tay để xuôi, đệm gối sau vai, đầu hướng nhẹ ra phía trước.   Nếu bệnh nhân ho, cần chú ý số lượng đờm, màu sắc, mùi đờm.  Không nên để bệnh nhân nằm thẳng.  Báo cáo bác sĩ trong các trường hợp: Khó thở tăng lên, đau ngực. Có nhiều đờm vàng, xanh, lẫn máu. Da xanh xám, lạnh.  Kèm theo sốt  Mũi phập phồng trong khi thở. Có tiếng rít.  Chăm sóc bệnh nhân ung thư bị chán ăn  Chán ăn là hiện tượng người bệnh ăn dưới mức bình thường mà họ ăn hàng ngày hoặc không ăn gì. Chán ăn do nhiều nguyên nhân gây nên như: khó nuốt, buồn nôn, nôn, thay đổi vị giác, sự phát triển của khối u, tâm lý buồn chán, đau.  Dấu hiệu: Khó nuốt. Sụt cân. Từ chối ăn. Ít quan tâm tới ăn uống.  Tự xử trí: Động viên bệnh nhân ăn càng nhiều càng tốt.  Coi ăn uống cũng là biện pháp điều trị. B - Nên ăn nhiều vào bữa sáng.  Chia làm nhiều bữa, dùng các loại thực phẩm ưa thích.  Cố gắng ăn các loại thức ăn dễ ăn nhưng có nhiều năng lượng như: kem, sữa, trứng...  Có thể ăn thức ăn lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng để giảm bớt sự kích thích của mùi vị.  Bố trí bàn ăn hợp lý, hấp dẫn.  Bệnh nhân cùng ngồi ăn với các thành viên khác trong gia đình. \ Cố gắng tập luyện nhẹ trước bữa ăn một giờ. Không nên nghĩ ăn vào tế bào ung thư sẽ phát triển.  Báo cáo bác sĩ trong các trường hợp:  Bệnh nhân cảm thấy buồn nôn hoặc không thể ăn được từ một ngày trở lên.  Bệnh nhân sút từ 2kg trở lên. Bệnh nhân cảm thấy đau khi ăn.  Bệnh nhân không đi tiểu tiện trong cả ngày hoặc không Có nhu động ruột từ 2 ngày trở lên.  Nôn xuất hiện liên tục trong vòng 24 giờ.  Chăm sóc bệnh nhân ung thư bị loét miệng  Loét miệng hay xuất hiện trên bệnh nhân ung thư đang được điều trị hóa chất, tia xạ, nhiễm trùng, mất nước, chăm SÓC răng miệng không tốt, do rượu, thuốc, thiếu protein. Loét miệng có thể kéo dài tới 2 - 4 tuần.  Dấu hiệu:   Trong miệng và lợi nhìn đỏ hoặc sưng tấy. - Có thể có máu trong miệng.  Vết loét nhỏ ở miệng, lợi, hoặc lưỡi.  Lớp màng trắng hoặc vàng trong miệng.  Giảm ngon miệng khi ăn. - Đau vùng miệng. . .  Bệnh nhân cảm thấy khô miệng, nóng nhẹ, hoặc tăng cảm giác với thức ăn nóng lạnh.  Tăng tiết chất nhầy vùng miệng.  Xử trí:  Bỏ hàm và răng giả, dùng đèn sáng và soi gương kiếm tra miệng hai lần một ngày, báo cho bác sĩ, y tá các diễn biến bất thường như: thay đổi về vị giác, khứu giác. B - Chăm sóc răng miệng cẩn thận theo các bước dưới đây:  Đánh răng dùng bàn chải mềm, nên ngâm bàn chải vào nước nóng trước khi dùng. Khi đánh răng nên dùng nước ấm. Nếu khi trải răng thấy đau có thể dùng gạc để lau xung quanh miệng.  Không nên dùng các chất mài mòn hoặc dịch soda khi chải răng.  Bỏ và lau sạch răng giả giữa các bữa ăn và theo lịch trình đều đặn.  Lau miệng nhẹ nhàng trước, sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Uống ít nhất 2 đến 3 ly nước hoa quả mỗi ngày trừ khi không được sự cho phép của bác sĩ.  Nếu miệng đau nhiều hoặc gây trở ngại khi ăn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có chỉ định phù hợp.  Chế độ ăn giàu protein, vitamin và không cay. Tạo không khí hứng khởi trong bữa ăn. Không nên sử dụng thuốc đánh răng cay và không mịn. Không nên hút thuốc và uống rượu. Không nên mang hàm giả khi miệng đau và loét nhiều. Không nên dùng đồ ăn nóng và cay. Báo bác sĩ trong các trường hợp sau:  Xuất hiện sốt.  Ăn kém hơn mức bình thường.  Chảy máu.  Chăm sóc bệnh nhân ung thư bị loét da do đè ép  Loét da do đè ép xuất hiện khi dòng cung cấp oxy tới vùng da này bị dừng lại và dẫn đến tế bào da bị hoại tử. Loét da thường xuất hiện trên người bệnh hay nằm, hay ngồi lâu một tư thế.  Dấu hiệu:  Vùng da tì đè đỏ và không mất đi khi thay đổi tư thế. Da rạn nứt, giộp phồng. Vết loét hở trên mặt da hoặc ăn sâu vào mô ở phía dưới. Đau ở vị trí tì đè.  Xử trí:  Rửa nhẹ vết loét bằng nước muối 0,9%; loại bỏ các mảnh tổ chức hoại tử.   Các chăm sóc riêng biệt  Ngoài việc chăm sóc, điều trị đau và giảm nhẹ các triệu chứng hay gặp cho người bệnh ung thư nói chung như ở trên, tùy theo loại bệnh ung thư, tùy theo phương pháp điều trị ung thư, nhân viên y tế, xã hội và người nhà cần áp dụng các hình thức chăm sóc chuyên môn riêng biệt, do thầy thuốc chuyên khoa hướng dẫn chi tiết cho mỗi người bệnh khác nhau, ví dụ:  Chăm sóc bệnh nhân trong quá trình điều trị hóa chất, xạ trị.  Chăm sóc sau xạ trị tại chỗ (cho người bệnh ung thư lưỡi, khoang miệng, cổ tử cung...)  Chăm sóc bệnh nhân mổ bộ phận sinh dục ngoài. - Chăm sóc bệnh nhân có ung thư hở, nhiễm khuẩn...  Cùng với việc chăm sóc điều trị đau và giảm nhẹ các triệu chứng hay gặp trên đây, cán bộ y tế và gia đình còn phải quan tâm tạo điều kiện tốt nhất về những điều kiện dinh dưỡng, vệ sinh thân thể cho người bệnh ung thư cũng như phòng chống các bệnh thứ phát, chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm trong suốt quá trình điều trị đặc hiệu.
Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (P1)

Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (P1)

Hơn một nửa bệnh nhân ung thư ở nước ta được phát hiện ở giai đoạn muộn (giai đoạn III và IV), vì vậy nhu cầu về điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng trong ung thư là rất lớn. Điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng trong ung thư được thực hiện chính nhờ sự hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và đặc biệt là cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng và gia đình. Tầm quan trọng của giảm nhẹ triệu chứng trong ung thư Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư nước ta vẫn còn bị coi nhẹ. Việc quan tâm làm giảm đau, nâng đỡ sức khỏe và tinh thần tạm thời cũng là công việc rất cần thiết nhằm mang lại cho người bệnh chất lượng sống cao hơn, giảm bớt được nỗi đau thể xác cũng như tinh thần. Đây là công việc đầy khó khăn, gian khổ nhưng cũng rất vinh quang và nhân đạo, đó là công việc từ trái tim đến trái tim. | Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng là phương pháp chăm sóc nhằm nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân và gia đình họ trước sự đe dọa của bệnh tật thông qua các biện pháp phòng, giảm nhẹ, điều trị đau và các vấn đề khác về thể chất và tinh thần người bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ bao gồm:  - Giảm đau và các triệu chứng lo âu khác.  - Lồng ghép chăm sóc về thể chất và tinh thần cho bệnh nhân ung thư. - Cung cấp tối đa các dịch vụ phục vụ cho các hoạt động, sinh hoạt cho người bệnh, gồm cả dinh dưỡng, vệ sinh thân thể cho người bệnh... - Thành lập các đội chăm sóc bao gồm: bác sĩ, điều dưỡng, tình nguyện viên... sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân và gia đình khi cần thiết.  Chăm sóc người bệnh đau do ung thư  Người bệnh ung thư cần được giảm đau ở tất cả các giai đoạn bệnh của họ. Có khoảng 1/3 số người bệnh được điều trị ung thư có xuất hiện đau. Ở các trường hợp này, phương pháp điều trị giảm đau và điều trị ung thư phải kết hợp chặt chẽ. Những người bệnh ở giai đoạn muộn, hơn 2/3 trong số này có đau và việc kiểm soát đau trở thành mục đích của điều trị.  Chăm sóc đau cho người bệnh ung thư nên được tiến hành theo các bước sau: Giải thích cho người bệnh và thân nhân thông hiểu về đau do ung thư, bản chất sinh lý học của đau trong ung thư bao gồm nhiều cơ chế đa dạng do u xâm lấn tới mô mềm, thâm nhiễm tới nội tạng, thêm nhiễm tới xương, chèn ép thần kinh, tổn thương thần kinh, tăng áp lực nội sọ... qua đó nhận thức về điều trị và hợp tác với nhân viên y tế.  Quan sát, hỏi và lắng nghe mô tả cơn đau của người bệnh, qua đó xác định vị trí đau, tính chất đau, hướng lan, thời gian xuất hiện và mức độ đau.  Khuyên người bệnh giảm bớt hoạt động hàng ngày bằng cách nghỉ ngơi, bất động, đối với đau ở chi có thể dùng nẹp mềm hoặc bằng treo. Tuy nhiên, không nên để lâu ở một tư thế tránh gây loét.  Động viên tạo niềm hứng khởi cho người bệnh.  Sử dụng các phương tiện giải trí khác nhau như: tivi, đài, báo... góp phần làm giảm suy tư, ưu phiền cho người bệnh.  Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của thầy thuốc. Đây là phương pháp chính có thể giảm đau cho 70 - 90% người bệnh ung thư. Thuốc giảm đau có thể được dùng theo các cách sau:  + Theo đường uống. + Theo đường tiêm. + Theo giờ. + Theo 3 bậc thang (Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới). + Theo từng cá thể.  173  Theo dõi hiệu quả của thuốc giảm đau: mức độ giảm, thời gian tác dụng. Theo dõi tác dụng phụ của thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau có thể gây viêm loét đường tiêu hóa, gây nôn ra máu, đại tiện phân đen, trong trường hợp nặng có thể gây hạ huyết áp, truỵ mạch...  Không nên tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ.  Có thể hướng dẫn gia đình, người thân của bệnh nhân cách xoa bóp làm dịu một phần đau cho người bệnh.  Nên có phiếu ghi chăm sóc để thuận lợi cho theo dõi điều trị. Phiếu chăm sóc bao gồm một số thông tin sau:  + Vị trí đau.  + Thời gian kéo dài Cơn đau. + Tính chất đau.  + Số lần đau trong ngày, giờ. + Mức độ đau: Nhẹ, trung bình, nặng. + Tên thuốc giảm đau. + Thời gian dùng thuốc giảm đau. + Mức độ giảm đau của thuốc. + Khoảng thời gian tác dụng của thuốc (theo giờ). + Các tác dụng phụ của thuốc giảm đau (nếu có). Báo cáo bác sĩ các diễn biến bất thường.  Chăm sóc người bệnh ung thư bị nôn và buồn nôn    Nôn và buồn nôn là những triệu chứng gây khó chịu và hay gặp trong ung thư giai đoạn cuối. Các triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như: táo bón, giảm nhu động ruột, do thức ăn chưa phù hợp, tác động của các phương pháp điều trị (tia xạ, hóa chất...). Ngoài ra, yêu tô tâm lý cũng tác động qua hệ liềm ở não. Tất cả các yếu tố này sẽ kích thích trung tâm nôn ở hành tủy. Vì vậy, trước khi điều trị các triệu chứng này cần thiết phải tìm hiểu nguyên nhân. Nôn và buồn nôn nếu không được xử trí kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng do gây rối loạn nước và điện giải.  Trước trường hợp bệnh nhân có hiện tượng buồn nôn hoặc nôn cần thực hiện một số thao tác sau:  Tìm hiểu nguyên nhân gây nên.  Dùng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ, thuốc chống nôn có thể được dùng theo đường uống hoặc tiêm tùy theo mức độ, các sản phẩm hay dùng là Odansetron, Primperan, Hyoscin...  Nên dùng thức ăn nhẹ, dễ tiêu, nếu hay buồn nôn, nôn trong khi ăn có thể ăn làm nhiều bữa, mỗi bữa ăn lượng thức ăn ít hơn, thay đổi khẩu vị cho phù hợp. .  Nên chọn đồ ăn có mùi vị phù hợp, chọn đồ uống tinh khiết như: nước cam, hoa quả tươi, dùng đồ uống từ từ, nhấm nháp, sau khi ăn Cố gắng nghỉ ngơi hoàn toàn ít nhất trong một giờ.  Nghỉ ngơi trong môi trường trong lành và yên tĩnh.  Dùng các phương tiện giải trí như: đài, báo, các chương trình tivi mà bệnh nhân ưa thích, có thể hướng dẫn cho bệnh nhân tự thư giãn, hít thở những hơi thở sâu...  Thường xuyên chăm sóc răng miệng sạch sẽ. . - Không nên cố ăn khi nôn hoặc buồn nôn.  Không nên nằm thẳng trên giường.  Không nên dùng đồ ăn quá nhiều nước, quá mặn, quả béo hoặc quá cay.  Không nên gây những chấn động tâm lý không cần thiết cho bệnh nhân.  Nếu nên nhiều, không nên ăn trước 4 - 8 giờ sau khi nôn.  Báo bác sĩ trong trường hợp: Nôn quá 3 lần/giờ.  Trong dịch nôn có máu tươi hoặc chất đen nhìn giống Với cà phê hay bồ hóng.  Không uống được trên 4 ly nước hoa quả, sữa...) hoặc không ăn được thức ăn cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng từ 2 ngày trở lên. Không uống được thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.  Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng hoặc cảm thấy mệt không chịu nổi. 
Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (P2)

Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (P2)

Chăm sóc người bệnh ung thư bị tiêu chảy  Gọi là tiêu chảy khi đi ngoài ra phân cùng với nước từ 3 lần/ngày trở lên, có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy của bệnh nhân ung thư do nhiễm trùng, do tác dụng phụ của hóa trị liệu, xạ trị, bản thân bệnh ung thư, do dùng thuốc, do nuôi dưỡng...  Cách xử trí:  - Nên nằm trên giường, đi ngoài vào bố ít nhất 2 giờ.  - Dùng thức ăn giàu protein, năng lượng, kali và ít chất xơ.  - Cố gắng uống nhiều dịch (khoảng trên 3 lít/ngày). - Chia ra ăn làm nhiều bữa trong ngày.  - Nghỉ ngơi.  - Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.  - Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn.  - Không nên dùng các thức ăn kích thích nhu động ruột như: thức ăn nhiều chất xơ bã, quá cay...  - Không uống rượu và các sản phẩm có cafein.  - Không dùng các sản phẩm có thuốc lá.  - Không dùng sữa và các sản phẩm từ sữa như: kem sữa, súp sữa...  - Không nên dùng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Báo cho bác sĩ trong các trường hợp sau:  - Đi ngoài từ 6-8 lần trở lên, hoặc tiêu chảy kéo dài quá 02 ngày. B - Có máu trong phân.  - Xuất hiện đau hoặc hiện tượng khó chịu ở bụng khác với lúc bắt đầu bị tiêu chảy.  - Không đi tiểu được trong quá 12 giờ. . V - Sụt cân nhanh sau khi tiêu chảy. L - Xuất hiện sốt. .. .  Chăm sóc người bệnh ung thư bị táo bón  Táo bón là hiện tượng khó đi ngoài do phần cứng thường gây đau và khó chịu cho người bệnh. Triệu chứng này gây nên do chế độ ăn, uống không đủ dịch, ít vận động dạ dày ruột, toàn trạng mệt mỏi, dùng thuốc giảm đau... | Để khắc phục tình trạng táo bón ở bệnh nhân ung thư cần thực hiện một số chỉ dẫn sau:  - Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày như: ngũ Cốc, hoa quả tươi, rau xanh.  - Tăng lượng dịch trong khẩu phần ăn phòng mất nước và suy dinh dưỡng. Một số loại như: nước cam, nước táo ấm uống vào buổi sáng có tác dụng rất tích cực trong phòng ngừa táo bón..  - Tăng vận động càng nhiều càng tốt.  - Dùng các thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân theo chỉ định của bác sĩ.  - Không nên quá căng thẳng, mệt mỏi.  - Không nên dùng quá nhiều thuốc nhuận tràng khi chưa có ý kiến của bác sĩ. 1 - Không nên thụt tháo hàng ngày hoặc thường xuyên khi không có chỉ định của bác sĩ.  - Không nên dùng các loại thức ăn gây táo bón như: pho mát, trứng, chocolate.  Báo cho bác sĩ trong các trường hợp:  - Không có nhu động ruột từ 3 ngày trở lên. - Có máu trong phân.  - Không thể đi ngoài trong vòng 1 - 2 ngày sau khi dùng thuốc nhuận tràng.  - Xuất hiện nôn hoặc cảm thấy đau tức kéo dài.  Phòng ngừa táo bón:  - Duy trì chế độ ăn hàng ngày có nhiều chất xơ, rau và hoa quả.  - Vận động càng nhiều càng tốt. .  - Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.  Chăm sóc người bệnh ung thư bị sốt Sốt khi nhiệt độ cơ thể từ 37,5 độ trở lên (khi cặp ở nách), hoặc trên 38 độ (khi cặp ở hậu môn) và kéo dài ít nhất 1 ngày. Nhiệt độ cơ thể thường tăng lên một chút về đêm. Sốt thường gây nên do nhiễm trùng (vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng).  Nguyên nhân khác bao gồm: các tình trạng sưng tấy, phản ứng thuốc, do khối u phát triển và ở một số trường hợp không rõ nguyên nhân. Sốt là kết quả của quá trình cơ thể nóng lên nhằm cố gắng tiêu diệt các tác nhân xâm nhập. Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị hóa chất thường có nguy cơ cao hơn bị nhiễm trùng do hiện tượng giảm tế bào bạch cầu hạt là loại tế bào Có tác dụng chống lại các tác nhân nhiễm trùng. Sốt là cơ chế bảo vệ tự nhiên quan trọng của cơ thể.  Khi bệnh nhân sốt sẽ có các hiện tượng sau:  - Nhiệt độ da tăng lên. - Bệnh nhân cảm thấy người ấm, nóng. - Cảm thấy người mệt mỏi.  - Đau đầu.  - Ớn lạnh, rùng mình. - Đau mỏi toàn thân.  - Đỏ da.  Cách xử trí:  - Uống nhiều dịch: nước hoa quả, súp...  - Nghỉ ngơi.  - Đắp chăn mềm nếu bệnh nhân cảm thấy ớn lạnh.  - Đắp khăn lạnh lên trán.  - Cặp nhiệt độ 2-3 giờ/lần.  - Ghi vào bảng theo dõi nhiệt kế.  - Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.  - Không nên dùng cácloại thuốcnhư:aspirin, acetaminophen khi chưa có chỉ định của bác sĩ.  - Không nên hạ sốt bằng các phương pháp như: tắm nước đá, tắm rượu...  Báo cáo bác sĩ trong các trường hợp:  - Bệnh nhân sốt kéo dài quá 24 giờ. - Có từ 2 triệu chứng ở trên trở lên.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư

Hàng năm, Việt Nam có khoảng 200.000 bệnh nhân ung thư mới mắc và bệnh nhân tử vong do ung thư khoảng 70.000 người. Do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, do điều kiện chăm sóc bệnh nhân ngày càng tốt hơn, do nhu cầu của xã hội và người bệnh, số bệnh nhân ung thư được điều trị khỏi và ổn định ngày càng tăng lên, dẫn đến nhu cầu chăm sóc cũng ngày càng tăng lên và đòi hỏi chuyên nghiệp hóa.  Bệnh nhân ung thư cần được chăm sóc từ khi phát hiện và xuyên suốt quá trình điều trị, thường trải qua các giai đoạn:   Chẩn đoán. Điều trị ung thư. Khỏi bệnh hoặc bệnh ổn định. Bệnh tiến triển hoặc tái phát, di căn. Tử vong.  Tất cả các giai đoạn bệnh nhân cần được chăm sóc một cách toàn diện trên các mặt: sức khỏe, xã hội và tâm lí, tình cảm, pháp lí và tài chính, tác dụng phụ sau điều trị.  Một số điều cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư Chăm sóc bệnh nhân khi mệt mỏi Mệt mỏi: là triệu chứng thường gặp ở hầu hết bệnh nhân Có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống. Nguyên nhân do bệnh ung thư, tác dụng phụ sau điều trị, bệnh phổi hợp, tâm lí tình cảm rối loạn... Để giảm bớt mệt mỏi, bệnh: nhân nên tập thể dục thường xuyên, ngủ đúng mức, tăng cường vận động tích cực, tránh sử dụng các chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá, sô cô la... nhất là buổi tối, đi ngủ đúng giờ, đều đặn, yên tĩnh.  Chăm sóc răng miệng Chăm sóc răng miệng: một số thuốc hóa trị ung thư CÓ thể gây lở loét trong miệng, Cổ họng cũng như khô, kích ứng hoặc chảy máu và nhiễm trùng, vì vậy, việc chăm sóc răng miệng rất quan trọng. Người bệnh cần súc miệng, đánh răng hàng ngày và giải quyết các vấn đề về răng như: sâu răng, áp xe, bệnh lợi hoặc răng giả không khớp.  Theo dõi tiểu đường Bệnh tiểu đường: thường phối hợp với bệnh ung thư, nhất là bệnh nhân lớn tuổi, bệnh ung thư gan, tụy và đại trực tràng cần phối hợp điều trị tốt để kiểm soát đường máu, tránh biến chứng của tiểu đường.  Thay đổi nội tiết tố Thay đổi nội tiết: do sử dụng thuốc hoặc do quá trình điều trị gây ra. Thay đổi nội tiết có biểu hiện phong phú như: giảm ham muốn tình dục, mất trí nhớ, thiếu máu, giảm khối lượng cơ bắp, trầm cảm, tăng cân, suy giáp.Tùy theo tình trạng suy giảm loại nội tiết nào để sửa chữa, bổ sung loại nội tiết đó.  Rối loạn chức năng nhận thức Rối loạn chức năng nhận thức sau điều trị bằng hóa chất: Có các biểu hiện như: khó tập trung vào nhiệm vụ duy nhất, trí nhớ ngắn hạn, tinh thần chậm hơn bình thường, khó khăn trong lựa chọn từ ngữ... Điều trị hiện nay còn khó khăn, chủ yếu bằng thể dục, sử dụng dụng cụ ghi chép, ghi nhớ thay cho trí nhớ, lựa chọn lao động cho phù hợp, giảm bớt căng thẳng, phiền nhiễu...  Phủ bạch huyết sau điều trị, nhất là ung thư vú gây to chi, đau. Chăm sóc gồm có: chăm sóc da thích hợp tránh chấn thương và nhiễm trùng, xoa bóp đúng kĩ thuật, tập thể dục, băng bó, mặc quần áo chật vùng chi to. Phẫu thuật ít sử dụng.  Bệnh thần kinh ngoại vi do tổn thương thần kinh ngoại vị có biểu hiện ngứa, rát, yêu hoặc tê tay chân, có rối loạn cảm giác và vận động. Các rối loạn này được điều trị bằng thuốc, cần báo bác sĩ điều trị biết..  Một số thuốc điều trị gây tổn thương gan, thận, phổi, tim với biểu hiện của các cơ quan đó, cần có trợ giúp của thầy thuốc.  Nhiễm trùng các cơ quan Nhiễm trùng các cơ quan: cần sử dụng kháng sinh phù hợp.  Loãng xương sau điều trị: cần sử dụng thực phẩm hoặc chế phẩm có Canxi, vitamin D, thuốc Bisphosphonate và tăng cường tập thể dục phù hợp, có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Kiểm soát đau ung thư tốt: đây là triệu chứng đáng lo ngại nhất của bệnh nhân ung thư, cần có sự trợ giúp của các chuyên gia điều trị đau để kiểm soát đau thỏa đáng bằng các biện pháp phù hợp. Kiểm soát đau bằng mọi cách không để bệnh nhân khổ sở vì đau. Lão hóa sớm Bệnh nhân ung thư sau điều trị phải đối mặt với tình trạng lão hóa sớm với biểu hiện như: mãn kinh sớm, loãng xương ở phụ nữ, vô sinh, rối loạn cương dương hay bất lực ở nam giới. Khắc phục tình trạng này cần một liệu pháp toàn diện.  Rối loạn tình dục  Bệnh nhân ung thư thường gặp những rối loạn tình dục như: thay đổi trong tất cả các giai đoạn của phản ứng tình dục (ham muốn, kích thích, cực khoái...), rối loạn cương hay gặp ở nam giới và âm đạo khô hay gặp ở nữ giới. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về nguyên nhân cụ thể gây nên và cách khắc phục.  Chế độ dinh dưỡng cho người sau khi điều trị ung thư Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục: một lối sống lành mạnh là quan trọng sau khi điều trị ung thư. Thực hiện một chế độ dinh dưỡng tốt và tập thể dục tốt có thể giảm nguy cơ ung thư mới hoặc tái phát, giảm tác dụng phụ lâu dài của điều trị, cải thiện tâm lí, giảm nguy cơ tổn thương các cơ quan nội tạng, duy trì khối lượng cơ thể phù hợp, tăng sử dụng năng lượng phù hợp, có độ bền, linh hoạt và sức mnh, giảm căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi, duy trì tiêu hóa tốt. có chế độ ăn uống lành mạnh. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng, nên có một chế độ ăn uống phòng chống ung thư với các khuyến nghị sau đây:  - Thực phẩm thực vật là lựa chọn lành mạnh với rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt.  - Hạn chế thịt đỏ (Thịt đó là các loại thịt như: thịt bê, thịt bò, thịt cừu, thịt trâu, thịt lợn, thịt ngựa...). Lựa chọn thịt nạc gà, cá... Tránh thịt chế biến như: giăm bông, thịt xông khói, xúc xích.  - Hạn chế lượng muối vào hàng ngày, ăn thức ăn mặn, vừa phải.  - Chọn nước uống thường thay cho nước ngọt, nước tăng lực và nước uống thể thao.  - Thức ăn có lượng đường vừa phải. - Thức ăn có ít calo. - Hạn chế chất kích thích.  Chế độ thể dục tốt, mức độ hoạt động hàng ngày trong lao động, sinh hoạt phù hợp là rất cần thiết. Cần tham khảo bác sĩ để có bài tập thể dục phù hợp với bệnh trạng của mình. Cần có một ý thức hoạt động tích cực, tránh tình trạng trì trệ, dựa dẫm trong mọi công việc.  Những lưu ý cần biết Tóm lại, người bệnh sau điều trị ung thư ở giai đoạn khỏi bệnh hoặc bệnh ổn định cần lưu ý:  - Tích cực hoạt động hàng ngày phù hợp với sức khỏe và bệnh của mình.  - Chế độ dinh dưỡng tốt, phù hợp. - Lối sống lành mạnh. - Khám lại định kì đầy đủ.  - Kết hợp chặt chẽ với bác sĩ để khắc phục các di chứng, biến chứng sau điều trị gây nên.
10 lời khuyên của bác sĩ về phòng chống ung thư

10 lời khuyên của bác sĩ về phòng chống ung thư

Hiện nay, tỉ lệ mắc ung thư trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang tăng lên một cách nhanh chóng. Ung thư không chỉ là một bệnh mà là nhiều bệnh. Thống kê cho thấy, có hơn 200 loại ung thư khác nhau trên cơ thể. Dưới đây là phần tổng hợp 10 lời khuyên của bác sĩ để phòng chống ung thư (Theo Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống ung thư). 1. Không hút thuốc. Nếu đang hút, cai càng Sớm càng tốt.  Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các bệnh ung thư phổi, gan, dạ dày, khoang miệng,... Chính vì vậy, bỏ thuốc lá sớm sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư nguy hiểm. 2. Hạn chế ăn thức ăn rán, nướng, muối.  Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày, gan. 3. Không ăn quá mặn, quá cay, quá nóng. Hạn chế ăn mặn, ăn cay sẽ giúp giảm nguy cơ bị ung thư dạ dày rất nhiều. 4. Hạn chế uống bia, rượu. Bia rượu vốn là kẻ thù của gan. Loại bỏ rượu bia khỏi cuộc sống sẽ giúp giảm nguy cơ bị ung thư gan. 5. Hạn chế ăn mỡ động vật.  6. Không ăn thức ăn mốc, ôi thiu, ô nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng.  7. Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi.  8. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. 9. Tình dục an toàn. Đây là phương pháp giúp giảm nguy cơ bị ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Vì sức khỏe của bản thân và bạn đời của mình, hãy đảm bảo các biện pháp quan hệ tình dục an toàn. 10. Tiêm phòng viêm gan B.
Tổng quan về bệnh ung thư đại trực tràng

Tổng quan về bệnh ung thư đại trực tràng

Khái niệm ung thư đại - trực tràng Ung thư đại – trực tràng là bệnh khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đại tràng hoặc trực tràng. | Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh thường gặp ở các nước phát triển, là UT gây tử vong thứ hai sau UT phổi.  Các yếu tố chính dẫn đến ung thư đại - trực tràng Chế độ ăn: chế độ ăn nhiều mỡ, thịt động vật, thức ăn lên men, ướp muối, xông khói, thức ăn gây đột biến gian có liên quan tới UT đại – trực tràng. . Một vài trạng thái bệnh lý được coi là tổn thương tiền UT: Viêm loét đại - trực tràng mạn tính: nguy cơ phát triển UT từ 20 - 25%. Bệnh Crohn: bệnh viêm mô hạt mạn tính của ống tiêu hóa. Các u lành tính: polyp kích thước lớn có nguy cơ UT rất cao. Một số hội chứng, bệnh có tính di truyền: bệnh polyp gia đình. Tiền sử gia đình: nếu thành viên trong gia đình bị UT đại – trực tràng thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Biện pháp phòng ngừa ung thư đại trực tràng Tăng cường vận động thể chất.  Hạn chế ăn mỡ, thịt động vật, giảm phần calo, chất béo từ 40% xuống 25 - 30%.  Tăng cường ăn các chất xơ và quả tươi hàng ngày.  Hạn chế thức ăn muối, lên men, cá khô, xì dầu, thịt xông khói.  Tránh để những chất gây đột biến gien nhiễm trong thức ăn: thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc tăng trọng.  Hạn chế lạm dụng rượu, bia và các chất lên men khác.  Cách chẩn đoán ung thư đại trực tràng Triệu chứng  Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vị trí khối u, mức độ xâm lấn ra xung quanh và mức độ lan ra toàn cơ thể (di căn). Phần lớn biểu hiện của bệnh không đặc trưng nên thường không nghĩ tới UT. Triệu chứng bao gồm: tại chỗ, toàn thân và khi di căn.  Triệu chứng tại chỗ  Thay đổi thói quen đại tiện: phân lúc lỏng, lúc táo bón mà không rõ nguyên nhân, đi ngoài không hết, khuôn phân thu nhỏ, thay đổi hình dạng khuôn phân.  Chảy máu đường tiêu hoá dưới: đi ngoài phân nhầy lẫn máu, hoặc đi ngoài phân đen nếu u ở đoạn đầu của đại tràng.  Khối u lớn có thể lấp kín lòng đại tràng, trực tràng gây tắc ruột với các biểu hiện như: táo bón, đau bụng, đầy bụng và nôn nên rất dễ bị người bệnh coi nhẹ. Khi khối u phát triển có thể dẫn đến thủng ruột gây viêm phúc mạc. Táo bón, đau bụng, đầy bụng và nôn Có thể là triệu chứng của bệnh UT đại - trực tràng,  Bệnh nhân có thể tự sờ thấy khối u qua thành bụng hoặc hậu môn.  Triệu chứng toàn thân  Đi ngoài phân máu lâu ngày dẫn tới thiếu máu, thiếu sắt, người mệt mỏi, xanh xao.  Gầy sút cân, ăn kém, sốt không rõ nguyên nhân. Triệu chứng khi di căn UT đại - trực tràng phần lớn di căn gan, hầu như ít có triệu chứng. Nếu di căn nhiều có thể gây vàng da, đau bụng do u xâm lấn bao gan, đường mật. Xét nghiệm Chụp khung đại tràng có thuốc cản quang: khi khối u còn nhỏ khó phát hiện, nhất là ở vùng manh tràng. Khi đó, chụp đại tràng đối quang kép có khả năng chẩn đoán cao hơn. Nội soi đại trực tràng ống mềm: soi vào bên trong bằng Ống mềm để nhìn rõ, có thể xác định các tổn thương trong đại tràng, sinh thiết chẩn đoán bệnh sớm giúp người bệnh được điều trị kịp thời. Siêu âm nội trực tràng: là phương pháp mới, có thể xác định mức độ xâm lấn của khối u vào trong thành trực tràng. Ngoài ra, có thể phát hiện các ổ hạch di căn quanh trực tràng. Siêu âm ổ bụng: phát hiện được di căn vào các tạng trong ổ bụng. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI): đánh giá sự xâm lấn của khối u vào tổ chức xung quanh và hạch, đồng thời phát hiện di căn.   
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ