Các triệu chứng và cách phát hiện ung thư phổi

Các triệu chứng và cách phát hiện ung thư phổi

Các triệu chứng lâm sàng của ung thư phổi Giai đoạn sớm  Bệnh phát triển âm thầm, triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng. Dấu hiệu gợi ý: thường là nam giới trên 40 tuổi, nghiện thuốc lá, thuốc lào, ho khan kéo dài, có thể có đờm lẫn máu, điều trị kháng sinh không có kết quả.  Giai đoạn tiến triển  Triệu chứng đa dạng tùy theo vị trí u, mức độ lan rộng của tổn thương:  Đau ngực, đau dai dẳng, cố định một vị trí. Khó thở khi khối u to, chèn ép, bít tắc đường hô hấp.  Hội chứng trung thất:  - Chèn ép tĩnh mạch chủ trên: phù áo khoác, tĩnh mạch CỔ nổi to, tuần hoàn bàng hệ.  - Chèn ép thực quản: khó nuốt, nuốt đau. - Chèn ép thần kinh quặt ngược trái: khàn tiếng, giọng đôi.  - Chèn ép thần kinh giao cảm cổ: khe mắt hẹp, đồng tử co nhỏ, gò má đỏ bên tổn thương.  - Chèn ép thần kinh phế vị: hồi hộp, tim đập nhanh. - Chèn ép thần kinh hoành: nấc, đau vùng hoành, khó thở.  - Chèn ép đám rối cánh tay: đau vai lan mặt trong cánh tay, rối loạn cảm giác.  - Chèn ép ống ngực chủ: tràn dưỡng chấp màng phổi. Tràn dịch màng tim, rối loạn nhịp tim. Tràn dịch màng phổi. Toàn thân: mệt mỏi, gầy sút, sốt.  Các dấu hiệu do di căn: hạch thượng đòn, nốt di căn da thành ngực. Di căn não: hội chứng tăng áp lực nội sọ, liệt thần kinh khu trú. Di căn xương: đau, gãy xương bệnh lý. Di căn phổi đối bên, di căn gan: thường không có triệu chứng lâm sàng.  Các hội chứng cận ung thư: thường gặp trong ung thư phổi tế bào nhỏ. Bao gồm: ngón tay dùi trống, đái tháo nhạt do khối u bài tiết chất giống ADH, hội chứng Cushing do khối u bài tiết chất giống ACTH, tăng calci máu do khối u bài tiết chất giống PTH, vú to, giọng cao, teo tinh hoàn do khối u bài tiết chất giống gonadotropin, hội chứng giả nhược cơ, hội chứng da liễu: viêm da cơ.  Cách phát hiện ung thư phổi Chụp X- quang lồng ngực thẳng và nghiêng  Phát hiện đám mờ, hình ảnh tràn dịch màng phổi. Giúp xác định vị trí, hình thái, kích thước tổn thương. Ngoài ra, còn để đánh giá khả năng phẫu thuật.  Chụp X-quang lồng ngực phát hiện tổn thương ở phổi Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực  Cho phép đánh giá hình ảnh khối u và hạch trung thất, xác định chính xác vị trí, kích thước và mức độ lan rộng tổn thương ở cả hai phổi.  Nội soi phế quản  Giúp quan sát trực tiếp tổn thương, xác định vị trí, hình thái tổn thương: thường gặp thể sùi và chít hẹp phế quản. Qua nội soi tiến hành sinh thiết trực tiếp tổn thương hoặc xuyên thành phế quản để chẩn đoán mô bệnh học.  Siêu âm ổ bụng  Phát hiện các tổn thương di căn. Xạ hình xương bằng máy SPECT  Phát hiện các tổn thương, đặc biệt là các di căn xương ở giai đoạn rất sớm. Từ đó, giúp thầy thuốc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Tổn thương thường ở xương cột sống, xương chậu, xương sườn...  Chụp cắt lớp vi tính sọ não bộ  Phát hiên di căn não Chụp cộng hưởng từ sọ não  Phát hiện chính xác số lượng, kích thước tổn thương di căn não.  Chụp PET/CT (Positron Emission Tomography / Computer Tomography)  Phương pháp này có giá trị: phát hiện sớm tổn thương, đánh giá chính xác giai đoạn bệnh, theo dõi, đánh giá đáp ứng với điều trị, phát hiện tái phát, di căn xa, tiên lượng bệnh, sử dụng PET/CT mô phỏng để lập kế hoạch xạ trị.  Tế bào học  Tìm tế bào ung thư trong đờm, dịch màng phổi, dịch rửa phế quản, tế bào hạch thượng đòn nếu có. đ Sinh thiết tổn thương, chẩn đoán mô bệnh học  Sinh thiết qua nội soi, sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn chụp cắt lớp vi tính, lấy bệnh phẩm làm chẩn đoán mô bệnh học, có giá trị xác định bệnh. Có 2 nhóm: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (Gồm: ung thư biểu mô tuyên, ung thư biểu mô vảy, ung thư biểu mô tế bào lớn, ung thư biểu mô tuyến vảy, các loại khác như: ung thư biểu mô tế bào khổng lồ, ung thư biểu mô tế bào sáng). 
Các phương pháp phòng bệnh ung thư

Các phương pháp phòng bệnh ung thư

Ung thư là bệnh có thể phòng tránh được. Các yếu tố nguy cơ gây UT từ bên ngoài tác động vào cơ thể con người có thể thay đổi được. Chính vì vậy, tránh hoặc giảm thiểu tiếp xúc với các tác nhân này có thể phòng được nhiều loại ung thư. Cụ thể là:  Không hút thuốc lá, thuốc lào và tránh hít phải khói thuốc sẽ giúp phòng UT phổi và nhiều loại UT đường hô hấp, đường tiêu hoá không chỉ cho bản thân người hút mà cho nhiều người xung quanh. Nếu có thói quen hút thuốc lá hay thuốc lào nên tập bỏ dần để chấm dứt hút thuốc. Thực hành dinh dưỡng hợp lý và an toàn như: ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế ăn mỡ động vật và đồ ăn rán (chiên) quá cháy, không ăn thực phẩm mốc, bị ô nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng, phẩm màu, hóa chất bảo quản... để phòng UT đường tiêu hóa, UT vú, tuyến tiền liệt...  Hạn chế sử dụng rượu, bia để phòng UT gan.  Luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày nhằm tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể có khả năng chủ động phòng chống UT và nhiều bệnh tật khác.  Thực hiện sinh đẻ kế hoạch và tình dục an toàn để phòng UT cổ tử cung.  Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B để phòng UT gan và tiêm vắc xin HPV để phòng UT cổ tử cung. Tránh tiếp xúc với tia nắng gắt khi lao động ngoài trời, khi đi tắm biển bằng cách đội mũ, mặc quần áo che nắng hoặc bôi kem chống nắng... để phòng UT da.  Thực hiện tốt các biện pháp an toàn lao động như: sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động, đảm bảo môi trường làm việc có nồng độ chất độc hại dưới mức cho phép... để phòng bệnh UT nghề nghiệp. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Chính vì vậy, hãy có thói quen sinh hoạt, ăn uống điều độ để giữ gìn sức khỏe, giảm nguy cơ mắc ung thư. Ngoài ra, nếu muốn mua các loại thuốc, thực phẩm chức năng bồi bổ cho cơ thể có thể liên hệ qua hotline 091.282.4646 của tiemthuoc.org để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!  
Tìm hiểu phương pháp điều trị ung thư phổ biến: Hóa trị liệu, điều trị nội tiết, điều trị đích

Tìm hiểu phương pháp điều trị ung thư phổ biến: Hóa trị liệu, điều trị nội tiết, điều trị đích

Hóa trị liệu Hóa trị liệu (còn được gọi là điều trị bằng hóa chất) là một vũ khí quan trọng để điều trị bệnh UT. Hóa trị liệu là dùng các thuốc diệt tế bào. Thuốc có tác dụng thông qua việc làm dừng hoặc làm chậm lại sự phân chia nhanh của các tế bào UT. Tuy nhiên, thuốc cũng ảnh hưởng đến các tế bào lành, nhất là những cơ quan, bộ phận sinh sản nhanh như: niêm mạc miệng, đường tiêu hóa hay lông, tóc, các tế bào máu. Sự ảnh hưởng của thuốc đến các tế bào lành được thể hiện qua các tác dụng phụ không mong muốn như: rụng tóc, tiêu chảy, viêm niêm mạc miệng, nhiễm khuẩn, chảy máu, - Thường thì những tác dụng phụ này sẽ hết khi kết thúc hóa trị liệu. Thuốc có thể được đưa vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau như: tiêm bắp, tiêm truyền động mạch, tĩnh mạch, vào ổ bụng, uống hoặc bôi... Trong đó, đường truyền tĩnh mạch thường được sử dụng nhất. Thường thì hóa trị liệu được kết hợp với phẫu trị, xạ trị và điều trị sinh học, hoặc đôi khi được chỉ định riêng lẻ. Chỉ định hóa trị liệu cho người bệnh vào những thời điểm khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và sự phối hợp với các phương pháp điều trị khác, cụ thể là: Bà - Hóa trị liệu có thể làm khối u thu nhỏ, giúp phẫu trị hay xạ trị thực hiện dễ dàng hơn. - Hóa trị liệu giúp diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu trị hay xạ trị. - Hóa trị liệu giúp cho xa trị hay các tác nhân sinh học đạt được hiệu quả cao hơn. - Hóa trị liệu giúp diệt các tế bào UT khi bệnh tái phát, lan tràn trong cơ thể (di căn). - Hóa trị liệu liều cao kết hợp ghép tế bào gốc. Thực hiện hóa trị liệu theo từng chu kỳ. Mỗi chu kỳ có thể kéo dài từ một đến vài ngày, cũng có khi kéo dài đến vài tuan tùy thuộc vào loại bệnh UT, công thức hóa trị và sức khỏe của người bệnh. Giữa các chu kỳ sẽ có khoảng nghỉ, mục đích là để cơ thể người bệnh phục hồi, số lượng các tế bào máu trở về bình thường. Khoảng nghỉ này có thể từ một đến vài tuần. Điều trị nội tiết Điều trị nội tiết trong UT là phương pháp kìm hãm sự phát triển của tế bào UT bằng chất nội tiết (hoóc môn). Điều trị nội tiết hiện nay được tiến hành theo các cách sau: loại bỏ các hoóc môn trực tiếp kích thích khối u phát triển; ngăn chặn sự sản xuất hoặc tiết ra các yếu tố dinh dưỡng có tác dụng kích thích trực tiếp khối u phát triển. | Điều trị nội tiết có thể theo cách dùng thuốc nội tiết, hoặc thuốc ức chế cơ thể sản sinh nội tiết, hoặc cắt bỏ tuyến nội tiết. B. Do tác dụng làm lui bệnh tốt, điều trị nội tiết được sử : dung phối hợp với các phương pháp khác như: điều trị bằng nhẫu thuật, điều trị bằng tia phóng xạ, điều trị bằng hóa chất và điều trị bằng các thuốc điều trị đích. Điều trị đích Điều trị trúng đích trong UT nói một cách đơn giản là phương pháp nhằm vào tế bào UT mà diệt. Với quan niệm này thì bất kỳ loại thuốc nào mà chỉ tìm đến tế bào UT đế diệt nhờ nhận ra được những nét khác thường của các tế bào này hoặc đánh vào những chỗ “sơ hở” của tế bào UT (mà tế bào bình thường không có) trong khi không gây ra hoặc gây rất ít tác động đến tế bào lành, đến chức năng bình thường của các cơ quan, bộ phận đều được coi là điều trị đích.  Hình ảnh mô phỏng bắn đích Điều trị trúng đích có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các phương pháp kinh điển như: phẫu thuật, chiếu tia xạ, điều trị bằng hóa chất nhằm kéo dài thời gian sống và giảm bớt tác dụng phụ nghiêm trọng cho người bệnh. Nhược điểm của điều trị đích là các thuốc điều trị đích đều có giá thành khá cao và không phải khi nào điều trị  "Cn cũng có tác dụng tốt. Điều trị đích có thể cũng không làm tăng tỉ lệ lui bênh, không kéo dài thời gian sống thêm của người bệnh, thậm chí còn làm bệnh xấu thêm. Như vậy là mũi tên bắn ra đã “không trúng đích”. Từ đó khái niệm “điều trị đích theo cá thể” ra đời - nghĩa là chỉ lựa chọn những người bệnh có đáp ứng với thuốc để tối ưu hóa tỉ lệ thành công.  Trên đây là một số phương pháp điều trị ung thư phổ biến. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ chuyên môn sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Nếu muốn mua thêm các loại thuốc, thực phẩm chức năng nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng có thể liên hệ với tiemthuoc.org để được tư vấn miễn phí thông qua hotline 091.282.4646
Tìm hiểu 2 phương pháp điều trị ung thư phổ biến: Phẫu thuật và xạ trị

Tìm hiểu 2 phương pháp điều trị ung thư phổ biến: Phẫu thuật và xạ trị

  Phẫu thuật Phẫu thuật là phương pháp sử dụng dao mổ, kéo... để loại bỏ khối u. Đây là phương pháp điều trị bệnh UT có lịch sử lâu đời nhất và là phương pháp điều trị khỏi đối với một số bệnh UT. Xu hướng hiện nay là phẫu thuật bảo tồn tối đa, phối hợp phẫu thuật với các phương pháp điều trị khác (xạ trị, hóa trị liệu, điều trị miễn dịch...) nhằm cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.  Có hai loại phẫu thuật điều trị chính là phẫu thuật điều trị. triệt căn và điều trị tạm thời. Sử dụng loại phẫu thuật nào tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Nhiều UT khi phát hiện được thì bệnh đã ở giai đoạn muộn gây hạn chế nhiều đến kết quả điều trị. Vì vậy, trước khi mổ, cần phải có chẩn đoán chính xác về giai đoạn bệnh cũng như phải hiểu rõ quá trình tiến triển tự nhiên của loại UT mà mình đang điều trị, từ đó mới Có thể ra quyết định đúng. Phẫu thuật điều trị triệt căn: là lấy bỏ khối u và tổ chức quanh u đủ rộng (vùng mà tế bào UT có thể xâm lấn tới) tức là đảm bảo ở diện cắt không còn tế bào UT; nạo vét triệt để | hệ thống hạch vùng, nhất là khi đã có hạch bị UT xâm lấn, thường áp dụng với các UT biểu mô. Phẫu thuật điều trị tạm thời: áp dụng cho những trường hợp bệnh ở giai đoạn muộn, tổn thương đã lan rộng với mục đích phẫu thuật lấy bỏ khối u tối đa tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng các phương pháp điều trị bổ sung khác (xạ trị, hóa trị liệu...). Các phương thức phẫu thuật khác gồm: phẫu thuật đông lạnh, đốt điện, tia laser, phẫu thuật nội soi. Xạ trị Điều trị bằng tia phóng xạ (còn gọi là xạ trị, chiêu tia xạ) là một phương pháp chữa bệnh bằng cách sử dụng các tia bức xạ năng lượng cao hoặc là các hạt đồng vị phóng xạ được phát ra từ các máy xạ trị hoặc các nguồn phóng xạ.  Tia xạ liêu cao có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển và lan tràn các tế bào ác tính. Khi chiếu tia xạ, các tế bào bình thường (tế bào lành) cũng bị tác động nhưng không giống như các tế bào UT, phần lớn các tế bào bình thường có thể phục hồi sau chiếu tia xạ.  Điều trị tia xạ có thể được lựa chọn cho nhiều loại UT ở các phần khác nhau của cơ thể. Ước tính chung, một nửa số bệnh nhân UT cần được điều trị tia xạ. Điều trị tia xạ giống như điều trị phẫu thuật, là các phương pháp điều trị tại vùng có hiệu quả tốt khi các tế bào ác tính còn khu trú ở một vùng nhất định. Điều trị tia xạ có thể phối hợp với các phương pháp khác như: phẫu thuật, dùng hóa chất, nội tiết, yếu tố sinh học nhằm tăng hiệu quả điều trị. Điều trị tia xạ có thể thực hiện bằng hai cách: tia xạ từ ngoài và xạ trong.  Điều trị tia phóng xạ từ ngoài  Phần lớn bệnh nhân điều trị tia xạ UT bằng tia xạ từ ngoài, phát ra từ các máy xạ trị đặc biệt sử dụng tia nắng  vong cao (tia X, tia gamma). Các máy xạ trị bao gồm: máy gia tốc, máy cobalt.  Kế hoạch điều trị tia phóng xạ từ ngoài bao gồm các bước:  Mô phỏng xác định vùng chiếu xạ. Mô phỏng có thể kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ. Đánh dấu vùng chiếu xạ lên da người bệnh bằng bút dạ. N - Tính liều xạ. Tổng liều tia xạ và số buổi tùy thuộc vào loại bệnh, kích thước u, tình trạng sức khỏe của người bệnh và sự phối hợp với các biện pháp điều trị khác. LÀ Mỗi buổi điều trị, thời gian chiếu tia chỉ từ 1 - 3 phút. Đợt điều trị kéo dài khoảng 6 - 7 tuần, mỗi tuần 5 ngày (có thể ngắn hơn, chỉ 2 - 3 tuần khi điều trị triệu chứng).  Điều trị xạ trong (tia xạ áp sát)  ​ Điều trị xạ trong là đưa một liều tia xạ rất cao trong một thời gian ngắn hơn so với điều trị tia xạ từ ngoài vào một vùng nhỏ của cơ thể. Cách điều trị này có thể áp dụng cho các khối u ở vùng đầu, cổ, vú, tử cung, tuyến tiền liệt. Có hai cách điều trị xạ trong: - Tia xạ áp sát: sử dụng đối với u ở trong học tự nhiên, ở khe kẽ của cơ thể. Đặt nguồn phóng xạ áp sát khối u - Tia xạ tại chỗ: các nguồn xạ được cắm trực tiếp vào trong khối u, người bệnh có thể được gây mê và không cảm thấy đau.  Tùy theo từng bệnh mà có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, kết hợp thêm một số thuốc giúp hồi phục sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cũng giúp ích rất lớn trong điều trị bệnh ung thư. Tham khảo các loại thuốc tại tiemthuoc.org hoặc gọi điện đến số điện thoại 091.282.4646 để được tư vấn miễn phí.  
Các loại ung thư khó phát hiện sớm

Các loại ung thư khó phát hiện sớm

Một số loại ung thư khó phát hiện sớm Thông thường khi bị ung thư, cơ thể sẽ bộc lộ một vài dấu hiệu để cảnh báo, một số dấu hiệu sớm để dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên, có một số loại ung thư không có dấu hiệu rõ ràng, rất khó phát hiện sớm, đến khi bệnh trở nặng rồi mới biết. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến điều trị. Dưới đây là tổng hợp một số loại bệnh ung thư khó phát hiện sớm: Ung thư dạ dày Ung thư dạ dày: khó sàng lọc phát hiện sớm. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao (tiền sử viêm loét dạ dày, đau vùng thượng vị, ậm ạch khó tiêu, nôn hoặc buồn nôn... điều trị nội khoa không khỏi) cần soi dạ dày để phát hiện UT. Ung thư gan Ung thư gan: khó sàng lọc phát hiện sớm. Chiến lược phòng chống UT gan là tiêm vắc xin phòng viêm gan B, hạn chế uống rượu. Những người có nguy cơ cao (tiền sử viêm gan B, xơ gan, nghiện rượu, nhiễm chất độc dioxin) cần siêu âm gan và xét nghiệm máu định lượng chất chỉ điểm khối u (AFP) định kỳ 3 - 6 tháng một lần để phát hiện UT gan.  Ung thư phổi Ung thư phổi: khó sàng lọc phát hiện sớm. Chiến lược phòng chống UT phổi chủ yếu là không hút thuốc lá, thuốc lào. Những người có nguy cơ cao (nghiện thuốc), có thể làm xét nghiệm tìm tế bào ác tính trong đờm, xét nghiệm máu tìm một số chất chỉ điểm khối u (CEA, cifra 21-1, scc...) và chụp X-quang phổi hàng năm. Ung thư buồng trứng Ung thư buồng trứng: khó phát hiện sớm. Trong nhiều trường hợp, người phụ nữ không hề có triệu chứng gì cho đến khi bệnh phát triển đến giai đoạn muộn. Hiện đang thử nghiệm đo nồng độ chất CA-125 ở trong máu. Chất này thường tăng cao ở những bệnh nhân ÚT buồng trứng. Siêu âm qua đường âm đạo, một xét nghiệm có thể giúp phát hiện bệnh sớm, đang được đánh giá. Ung thư xương Ung thư xương: rất khó phát hiện sớm. Trẻ sau 12 tuổi có chiều cao phát triển nhanh hơn trẻ cùng độ tuổi cần được quan tâm nếu có triệu chứng đau vô cớ trong xương. Khởi đầu, đau thường mơ hồ, sau đó đau rõ từng đợt ngắn trong xương gây rất khó chịu. Đau thường xuất hiện ở đầu trên hoặc đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, đầu trên xương cánh tay, xương chậu, xương bả vai. Khi có các dấu hiệu nêu trên, không có nghĩa là đã mắc bệnh UT. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ một trong các dấu hiệu đó, cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, điều trị và được nhận những lời khuyên thiết thực. Để phòng chống ung thư hiệu quả, bạn nên đi khám tổng quát định kì hàng năm để phát hiện ra bệnh sớm, để điều trị kịp thời. Ngoài ra, có thể tham khảo một số dòng thuốc bổ sung nâng cao sức khỏe tại tiemthuoc.org để tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại bệnh tật.
Một số loại ung thư có thể phát hiện sớm thông qua các biện pháp kiểm tra thông thường

Một số loại ung thư có thể phát hiện sớm thông qua các biện pháp kiểm tra thông thường

Ung thư khoang miệng Ung thư khoang miệng là loại UT hay gặp của vùng đầu cổ, liên quan nhiều tới hút thuốc lá, ăn trầu, uống rượu... Để có thể phát hiện sớm, mỗi người nên quan sát khoang miệng qua soi gương mỗi khi đánh răng hàng ngày. Khi thấy những vết, mảng hơi đỏ hoặc trắng ở niêm mạc miệng, vết thương ở khoang miệng khó liền, chảy máu ở khoang miệng, vết loét hoặc những nốt sùi, há miệng bị hạn chế, sờ thấy u, cục bất thường ở vùng đầu cổ cần đến bác sĩ chuyên khoa khám miệng  Nên đi khám kiểm tra UT khoang miệng 3 năm một lần đối với người trên 20 tuổi và hàng năm đối với những người trên 40 tuổi, đặc biệt những người hút thuốc lá, thuốc lào.  Ung thư da Ung thư da là một trong các UT thường gặp, dễ chẩn đoán bằng mắt thường, có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Để phát hiện sớm, mọi người có thể tự quan sát toàn bộ da cơ thể, đặc biệt là các vùng da hở, tốt nhất là sau mỗi lần tắm.  Những biểu hiện của ung thư da Có thể là: vết loét dai dắng, thỉnh thoảng chảy máu, nổi cục có thể ở vùng da bị sừng hóa do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, hoặc do tia xạ, hoặc ở một vết sẹo, hoặc đường rò, hay đơn giản chỉ là một vết đốm đỏ nhạt kéo dài dai dẳng với xước trợt nhẹ.  Một loại UT da là UT hắc tố rất hay liên quan đến các nốt ruồi. Cần lưu ý các dấu hiệu như: thay đổi về màu sắc, hình dạng, kích thước, đường viền, bề mặt các nốt ruồi hoặc có cảm giác ngứa, chảy nước vàng ở nốt ruồi Để phát hiện sớm bệnh UT da, mọi người nên đi khám định kỳ 3 năm một lần ở độ tuổi 30 - 39 và khám hàng năm sau tuổi 40. Những người có nguy cơ cao là tiền sử gia đình có người thân bị UT da, bị những bệnh da có nguy cơ chuyển thành UT hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cần đi khám đều đặn.  Ung thư tuyến giáp Có thể phát hiện sớm nhiều trường hợp ung thư tuyến giáp. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh tự phát hiện ra một khối u hoặc khối hạch ở cổ nên đi khám. Cũng có những trường hợp không biểu hiện gì cho đến khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Nếu có một trong những biểu hiện bất thường dưới đây thì nên đi khám ngay: phát hiện thấy một khối u ở cổ hoặc thấy cổ to ra, đau ở vùng trước cổ, khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói kéo dài, khó thở hoặc ho kéo dài.  Nên tự khám cổ của mình 2 lần trong một năm để xem Có khối u nào ở cổ không. Đặc biệt, nếu có một khối u ở tuyến giáp và có kèm theo một trong những yếu tố dưới đây: nam giới, sống gần biển, khối u đặc trên siêu âm hoặc có tiền sử xạ trị vùng đầu khi còn nhỏ.   
Các cách phát hiện sớm ung thư đại - trực tràng

Các cách phát hiện sớm ung thư đại - trực tràng

PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ ĐẠI - TRỰC TRÀNG Ung thư đại – trực tràng có tỉ lệ mắc đứng hàng thứ ba và là nguyên nhân tử vong do UT đứng thứ hai ở nhiều nước trên thế giới. Bệnh gặp nhiều hơn ở các nước phát triển so với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, UT đại - trực tràng đang có xu hướng tăng mạnh ở nước ta trong những năm gần đây. Các biện pháp sàng lọc, phát hiện sớm UT đại - trực tràng bao gồm: Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân Các polyp hoặc khối u ác tính của đại tràng và trực tràng dễ bị chảy máu khi phân đi qua. Khi máu chảy với số lượng ít sẽ không thể thấy được bằng mắt thường. Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân có thể phát hiện được lượng máu nhỏ này. Một số loại thuốc, thức ăn có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Do vậy, cần theo hướng dẫn của thầy thuốc trước khi làm xét nghiệm.  Những người có xét nghiệm máu ẩn trong phân dương tính sẽ có nguy cơ cao bị ung thư đại - trực tràng và cần được soi toàn bộ đại tràng.  Mọi người dân từ 50 tuổi trở lên cần làm xét nghiệm máu ấn trong phân mỗi năm một lần. Những người có nguy cơ cao như: tiền sử bản thân hoặc gia đình bị u tuyến, các hội chứng đa polyp hoặc ung thư đại - trực tràng, các bệnh viêm ruột... nên được làm xét nghiệm máu ấn trong phân cùng các biện pháp khác ở độ tuổi sớm hơn. Soi toàn bộ đại tràng Soi toàn bộ đại tràng là phương pháp tốt nhất hiện nay trong sàng lọc ung thư đại - trực tràng. Dùng ống soi mềm có đầu soi để quan sát được toàn bộ đại tràng. Trong khi soi, nếu phát hiện các tổn thương nghi ngờ UT hoặc tiền UT sẽ tiến hành sinh thiết hoặc lấy bỏ các tổn thương này để chẩn đoán và điều trị. Soi toàn bộ đại tràng cũng nên được bắt đầu độ tuổi 50, cùng với làm xét nghiệm máu ẩn trong phân. Thăm trực tràng bằng tay Trước đây, phương pháp này được đề xuất trong sáng lọc UT trực tràng. Nếu chỉ dùng đơn thuần phương pháp này sẽ bỏ sót các bất thường trong đại tràng bao gồm cả UT. Nếu bạn đang tìm một địa chỉ uy tín để mua các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng chống ung thư cũng như điều trị bệnh thì tiemthuoc.org là địa chỉ tin cậy, uy tín. Chúng tôi là đơn vị phân phối, nhập khẩu các dòng thuốc chính hãng với sự đa dạng về chủng loại. tiemthuoc.org được đông đảo khách hàng là các bác sĩ, bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để mua thuốc điều trị. Đối với chúng tôi, phương châm hoạt động là luôn đặt sức khỏe khách hàng lên đầu. Chính vì vậy, nếu có nhu cầu mua thuốc hay nhận tư vấn sức khỏe từ những bác sĩ chuyên môn, vui lòng liên hệ: 091.282.4646
Các phương pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

Các phương pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Ung thư cổ tử cung là loại UT phổ biến, đứng thứ hai sau UT vú. Hầu hết các nước khuyến cáo phụ nữ sau khi bắt đầu quan hệ tình dục 3 năm nên khám sàng lọc UT cố tử cung mỗi năm một lần. Các biện pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung gồm: Khám phụ khoa Thầy thuốc sẽ kiểm tra cổ tử cung cùng với khám các cơ quan khác trong vùng khung chậu. Người được khám cần nằm trên bàn khám phụ khoa. Thầy thuốc có thể sử dụng mỏ vịt (một dụng cụ để mở âm đạo) để quan sát cổ tử cung và lấy tế bào âm đạo làm xét nghiệm. Sau đó, thầy thuốc có thể sẽ khám phụ khoa bằng tay (một tay thắm trong kết hợp với một tay ở bên ngoài nắn vùng bụng dưới), khám hạch bạch huyết vùng (hạch bẹn). Xét nghiệm tế bào học âm đạo Phương pháp xét nghiệm tế bào học âm đạo còn có tên là xét nghiệm Pap. Thầy thuốc sẽ lấy tế bào trên bề mặt Cổ tử cung và âm đạo bằng một que gỗ hoặc que nhựa hoặc bàn chải nhỏ hoặc tăm bông. Các tế bào sẽ được phát lên một phiến kính, nhuộm và soi trên kính hiển vi. Phương pháp này khá chính xác, cho phép phát hiện những biến đổi rất sớm của tế bào. Trong vòng 48 giờ trước khi làm xét nghiệm, người phụ nữ không nên thụt rửa âm đạo, không quan hệ tình dục, không đặt nút gạc, các loại bọt, keo tránh thai hoặc các loại kem, thuốc đặt âm đạo. Những ngày có kinh, phụ nữ không nên làm xét nghiệm này. Nghiệm pháp axít axetic Nghiệm pháp axít axetic hay còn gọi tắt là VIA là nghiệm pháp chấm cổ tử cung bằng dung dịch axít axetic 3 - 5% và quan sát bằng mắt thường để phát hiện những bất thường bao gồm các tổn thương tiền ung thư. Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, tương đối chính xác, có hiệu quả cao để phát hiện sớm UT cổ tử cung. Nghiệm pháp lugol Là nghiệm pháp chấm cổ tử cung bằng dung dịch lugol 5% và quan sát bằng mắt thường. Bình thường các tế bào bề mặt của cổ tử cung bắt màu nâu khi chấm dung dịch này. Nếu lớp tế bào này bị mất đi sẽ biểu hiện bằng màu vàng hoặc nâu nhạt. Đây cũng là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, có hiệu quả. Soi cổ tử cung Sử dụng máy soi phóng đại hình ảnh cổ tử cung (từ 2 đến 25 lần) để quan sát tổn thương dễ dàng. Có thể soi cổ tử cung kết hợp chấm axít axêtic hoặc dung dịch lugol nói trên. Soi cổ tử cung khi các xét nghiệm nói trên bất thường, hoặc nghi ngờ bất thường khi kiểm tra bằng mắt thường. Khi phát hiện các tổn thương nghi ngờ tại cổ tử cung, thầy thuốc sẽ làm sinh thiết (lấy một mảnh nhỏ, nhuộm, soi trên kính hiển vi) để chẩn đoán. Hiểu được các phương pháp phát hiện ung thư cổ tử cung rất quan trọng trong điều trị và phòng bệnh. Ngoài ra, mọi người có thể tham khảo các dòng thuốc hỗ trợ điều trị và phòng chống ung thư tại tiemthuoc.org. Liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí: 091.282.4646
U lành tính và những nguy cơ cần phải đề phòng

U lành tính và những nguy cơ cần phải đề phòng

Tổng quan về u lành Nếu có 200 loại u ác mà con người có thể mắc thì cũng Có chừng ấy loại u lành, thậm chí có thể nhiều hơn. Tên u lành trong tiếng Việt thường phải kèm tính từ “lành tính” đi kèm như: u xương lành tính, u tuyến giáp lành tính, u cơ trơn tử cung (mà nhiều người quen gọi u xơ) lành tính, u phì đại tuyến tiền liệt lành tính. U lành có những loại tồn tại với con người suốt đời mà không gây tổn hại gì với chủ nhân của nó như: nốt ruồi (một dạng u da) ở vị trí kín đáo, hay có những u chỉ gây ảnh hưởng về thẩm mỹ như u tuyến giáp địa phương (có những bệnh nhân mang theo một u tuyến giáp nặng đến hàng kilogram trong gần như cả đời của họ). Có phụ nữ mang trong mình u nang buồng trứng nặng tới 15 kilogram trong rất nhiều năm cứ tưởng mình bị chửa “voi”. Những nguy hiểm tiềm ẩn của u lành Dù u lành có phát triển chậm nhưng theo thời gian, số tế bào lớn lên về mặt số lượng để tạo thành khối u, chúng dù nhiều dù ít đều gây nên “hiệu ứng khối” (Mass effects) nhất là u xuất phát trong một “khuôn bọc” chắc chắc như: u nang gan, u máu trong gan, u máu trong não, u màng não tủy lành tính... Chúng cũng gây hội chứng chèn ép. Các u ở gan như trên cũng gây nên tức nặng vùng hạ sườn phải như u gan ác tính cũng có thể dọa vỡ. Các u lành ở não hay màng não tủy như đã kê gây chèn ép não, tủy sống, gây tăng áp lực nội sọ, gây liệt thần kinh trung ương, liệt tủy... Lúc này bắt buộc điều trị, đôi khi sinh mạng cũng bị đe dọa. U lành có thể chèn ép các dây thần kinh, mạch máu gây đau hoặc tổn thương thần kinh, gây thiếu máu có thể dẫn đến hoại tử các tổ chức, cơ quan ở phía ngoại vi. Những u lành của các tuyến nội tiết đôi khi gây nên những “hội chứng không hề lành” chút nào. U tiết Insulin của tuyến tuỵ (Insulinoma) gây hạ đường huyết ác tính, u vỏ tuyến thượng thận lành tính gây hội chứng cao huyết áp kịch phát (Phyochromacytoma) có thể gây chảy máu não bất kỳ lúc nào dẫn đến tử vong. U tiết gastrin (Gastrinoma) gây loét dạ dày đa Ổ và chảy máu dữ dội. U tuyến yên lành ở trẻ nhỏ gây hội chứng “người khổng lồ”, ở người lớn gây hội chứng “to” đầu chi... nhiều u lành lúc này được gọi là u “độc”, đặc biệt u tuyến giáp trạng cường chức năng (bệnh basedow). Do vậy, gọi là u lành nhưng vẫn cần được khám xét, đánh giá chu đáo và đưa ra chỉ định điều trị hợp lí, kịp thời. Nói chung, u lành ác “tính hóa” chỉ gặp ở một số bệnh tương đối hiếm. Thí dụ bệnh đa u xơ thần kinh, trong hàng trăm cái u khắp bề mặt cơ thể (bệnh Von Recklinghausen). có thể có một vài cái ác tính hóa. Bệnh đa polyp gia đình. có hàng ngàn cái polyp trong lòng đại tràng, bệnh di truyền gien trội do đột biến gien APC, trước 20 - 25 tuổi tất cả các polyp đều lành tính nhưng bắt đầu 30 tuổi bị ác tính hóa, đến 35 - 40 tuổi tất cả các bệnh nhân đều bị ung thư đại tràng. Những người này phải được cắt bỏ toàn bộ đại tràng dự phòng trước 20 tuổi. Phương pháp điều trị u lành Nhìn chung, phương pháp điều trị u lành chủ yếu là phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bỏ khối u thường được chỉ định khi khối u gây chèn ép như: cắt bỏ u màng não, tủy gây chèn ép tủy sống và tổ chức não. Mở cửa sổ hay cắt bỏ u nang gan, u nang thận giải chèn ép đề phòng vỡ nang khi va chạm mạnh. Các khối u xương hay u sụn lành tính nhưng thường chèn ép các mạch máu thần kinh xung quanh cũng cần được lấy đi. Hoặc u lành được chỉ định cắt bỏ vì yếu tố thẩm mỹ như u mỡ vùng đầu mặt cổ. Điều trị các u lành tuyến nội tiết thường không đơn giản mà cần phối hợp giữa các nhà nội tiết học và các nhà phẫu thuật như u tuyến thượng thận. Đôi khi phải cần đến các nhà “xạ trị” như: u tuyến yên, u tuyến giáp trạng có cường chức năng. U quái buồng trứng nói chung là lành tính nhưng chỉ có mô bệnh học mới xác định được có ác tính không (loại u quái bất thục sản). “U xơ” tuyến vú ở phụ nữ trên 35 tuổi cũng chỉ khẳng định u lành bằng “bộ ba chẩn đoán”: lâm sàng (-), X-quang vú (-), tế bào (-)... Địa điểm để điều trị u lành Người ta thường gọi chuyên khoa UNG - BƯỚU vì nghiên cứu chẩn đoán điều trị UNG THƯ (Ụ ác) là mảng cực kỳ lớn, nhưng nghiên cứu chẩn đoán điều trị BƯỚU (ám chỉ u lành) cũng không kém phần quan trọng. Trước hết, cần chẩn đoán phân biệt u lành hay u ác mà nhiều khi với những phương pháp chẩn đoán rất hiện đại vẫn còn khó khăn. Về điều trị tuy có đơn giản và mang lại hiệu quả khỏi bệnh hoàn toàn cao hơn nhưng nhiều khối u lành khi điều trị cũng không phải lúc nào cũng thuận lợi. Ngoài ra, những nghiên cứu về sinh bệnh học của u lành như: hội chứng PTEN Hamartoma, bệnh Đa polyp gia đình, bệnh Von Hippel - Lindau... những bệnh liên quan đến di truyền và có thể chuyển thành ung thư như là những nghiên cứu về di truyền học về khối u.     
Phân biệt U lành tính và U ác tính

Phân biệt U lành tính và U ác tính

Khái niệm U lành và U ác U lành và u ác ở đây là chỉ khối u không phải ung thư và khối u ung thư. Khối u không có khả năng xâm lấn hay xâm nhập vào các cơ quan hay tổ chức lân cận và không có khả năng “thả” tế bào của nó vào dòng máu tuần hoàn hay dòng bạch huyết để đi đến phát triển ở một hay nhiều cơ quan khác trong cơ thể (di căn) là khối u lành.  Như vậy, u lành là u xuất phát từ Cơ quan nào (da não, phổi, xương...) thì chỉ phát triển ở cơ quan đó: của cơ quan đó ngăn chặn không cho phép tế bào chí u đó vượt ra ngoài xâm nhập sang cơ quan lân cận. Ngược lại, khối u có khả năng xâm lấn hay và vào các cơ quan hay tổ chức lân cận và có khả năng bào của nó vào dòng máu tuần hoàn hay dòng - để đi đến phát triển ở một hay nhiều cơ quan hay HÀ khác trong cơ thể (di căn) là khối u ác. Quá trình hình thành U lành và U ác Về quá trình hình thành u lành và u ác có những điểm giống nhau. Bình thường tế bào cũng có một tuổi thọ nhé. định. Sau một số chu kỳ sinh sản (sinh sản vô tính/tự phân đôi), một thời gian hoạt động theo chức năng, tế bào đi vào quy trình chết định sẵn (chết theo chương trình). Khi một tế bào “già” chết đi, một tế bào “non” ra đời thay thế cả vi trí trong không gian và chức năng, khi đó không xuất hiện khối u. Trong một số trường hợp, tế bào già không chết đi, tế bào mới vẫn được sinh ra, các tế bào mới vẫn có chức năng như tế bào sinh ra nó (biệt hóa) khi đó khối u lành xuất hiện. Đó là kết quả của quá trình đột biến gien trong u lành. Nếu quá trình đột biến không chỉ vậy mà kèm theo những đột biến khác nữa dẫn tới sự sinh sản (nhân đôi) không kiểm soát, tế bào “non” cũng sinh sản, không có chức năng (không hoặc kém biệt hóa) mà lại sản sinh ra các chất kích thích tăng sinh mạch máu mới, các chất có khả năng tiêu | hủy “vỏ” khối u để xâm lấn vào cơ quan tổ chức xung quan và tách khỏi khối u ban đầu “chui” vào các mạch máu món hay mạch bạch huyết đến định cư và phát triển ở một n) nhiều cơ quan khác trong cơ thể (di căn) thì đó là khối u ác. Như vậy, nơi nào u ác có thể xuất hiện thì nơi đó u lành cũng có thể xuất hiện. U lành có thể mang tên “cơ quan” mà nó sinh ra như: u xương lành, u buồng trứng lành, u nang tuyến giáp trạng lành, u xơ tử cung, u nang gan lành... U lành cũng có thể mang tên tế bào, tổ chức sinh ra nó như: u mỡ (lipoma), u xơ (fibroma), u xơ thần kinh (neurofibroma), u cơ vân (rhabdomioma), u cơ trơn (leiomyoma), u sụn (chondroma)... Như trên đã phân tích, như vậy, u lành thường phát triển chậm hơn u ác; triệu chứng u lành thường mang tính tại chỗ hơn u ác. Tuy nhiên, nó phụ thuộc vào vị trí khối u và nguồn gốc tế bào. Nói chung, u ác luôn luôn đe dọa tính mạng người bệnh thì u lành phần lớn “lành” hơn. Một số điểm khác biệt của u ác so với u lành Cho đến nay người ta đã biết có tới trên 200 loại ung thư mà con người có thể mắc, trong đó, phần lớn hình thành khối u (u ác). Trong tiếng Việt, tên các bệnh ung thư thường gắn “ung thư” với tên của cơ quan đó như: ung thư vú, ung thư Cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng... Tuy nhiên, có thể chia ung thư ở người làm hai loại dựa vào nguồn gốc xuất phát của tế bào ung thư. Ung thư xuất phát từ tổ chức liên kết như: cơ, xương mỡ, mạch máu, dây thần kinh, tổ chức lympho (hạch bạch huyết, tế bào lym pho)... có tên chung ung thư tổ chức liên kết (với tên chung ở đuôi tiếng Latin là Sarcoma). Loại tế bào ung thư xuất phát từ tổ chức biểu mô như: da, niêm mạc phủ đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, gan, thận, và các tuyến nội, ngoại tiết... có tên chung là ung thư biểu mô (với tên chung ở đuôi tiếng Latin là Carcinoma). Mỗi loại ung thư, mỗi bệnh ung thư có quá trình tiến triển tự nhiên nhanh, chậm và di căn sớm muộn khác nhau, mô thức được điều trị khác nhau và đáp ứng với các phương pháp điều trị khác nhau. Và vì vậy, tiên lượng cho mỗi loại, mỗi bệnh ung thư cũng khác nhau. Thậm chí cũng là ung thu da nhưng xuất phát từ tế bào biểu mô đáy thì hầu như không có di căn và không gây chết người, nhưng nếu xuất phát từ tế bào biểu mô hắc tố thì hoàn toàn ngược lại.  Sau khi tìm hiểu có thể thấy được rằng, không phải bị u thì đều nguy hiểm và dẫn đến ung thư. Có rất nhiều loại u lành tính có thể điều trị được. Vì vậy, hãy kiểm tra thật kỹ nếu bị u để biết chính xác bệnh tình của mình!
Tìm hiểu về căn bệnh ung thư và những điều cần biết

Tìm hiểu về căn bệnh ung thư và những điều cần biết

Ung thư là gì? Ung thư (UT) là bệnh lý ác tính của tế bào trong cơ thể. Để hiểu về bệnh UT, chúng ta cần biết điều gì sẽ xảy ra khi các tế bào bình thường trở thành ác tính. Cơ thể con người có hàng tỉ tế bào tạo 70.000 người chết vì ung thư nên. Mỗi tế bào được ví như những viên gạch để xây dựng nên “tòa lâu đài” cơ thể người. Bình thường tế bào sinh trưởng và phân chia để tạo ra tế bào mới chỉ khi cơ thể cần chúng. Quá trình này diễn ra một cách tuần tự theo quy tự nhiên được xác định giúp cơ thể. Nếu trong quá trình phát sinh và phát triển, tế bào bị tác động bởi các tác nhân gây tổn thương làm rối loạn các thành, phần mang tính di truyền trong nhân tế bào thì chúng có thể sẽ trở nên ác tính, phân chia không tuân theo quy luật tự nhiên của cơ thể, phát triển không kiểm soát thành bệnh UT. Những tế bào này có thể xâm lấn, gây tổn thương mô và cơ quan lân cận hoặc tách khỏi khối ban đầu đi vào mạch máu hoặc bạch huyết. Sự lan rộng của bệnh được gọi là di căn. Chẩn đoán ung thư Ung thư có thể phát triển ở bất kỳ bộ phận hoặc cơ quan nào của cơ thể. Có hơn 200 loại UT khác nhau trên cơ thể người. UT được gọi tên theo cơ quan, loại tế bào mà chúng được hình thành. Ví dụ: ung thư hình thành ở phổi gọi là UT phổi, ung thư hình thành ở gan gọi là UT gan... Đa số bệnh UT biểu hiện dưới dạng các khối u ác tính. Khác với các khối u lành tính (chỉ phát triển tại chỗ, thường rất chậm, có vỏ bọc), các khối u ác tính xâm lấn vào các tổ chức xung quanh hoặc đi tới hạch bạch huyết, các cơ quan ở xa hình thành các khối u mới, tiếp tục xâm lấn, phá hủy các bộ phận của cơ thể. Quá trình này được gọi là di căn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong. Bệnh UT thường là bệnh mạn tính, có quá trình phát triển lâu dài qua nhiều giai đoạn mà không có dấu hiệu gì trước khi chúng được phát hiện. Triệu chứng đau chỉ là dấu hiệu ở giai đoạn muộn của bệnh. Tác nhân gây ung thư Bệnh UT có thể phát sinh từ các rối loạn bên trong cơ thể, gồm rối loạn nội tiết và yếu tố di truyền (dưới 10%). Còn lại phần lớn UT phát sinh do các thói quen không có lợi cho sức khỏe như: hút thuốc, lạm dụng rượu, bia, chế độ dinh dưỡng không an toàn, không hợp lý, ít vận động thể chất, quan hệ tình dục không an toàn, ô nhiễm môi trường... Thật may mắn là các yếu tố này có thể thay đổi và phòng tránh được. Thuốc lá Hút thuốc là nguyên nhân của 30% trong tổng số các loại UT ở người, bao gồm: UT phổi, UT thanh quản, UT thực quản, UT khoang miệng, UT bàng quang, UT tụy và UT dạ dày. Riêng với UT phổi, hút thuốc lá là nguyên nhân của trên 90% trường hợp mắc bệnh. Trong khói thuốc không chỉ có chất nicotin ảnh hưởng đến hệ tim mạch mà còn có trên 70 loại hóa chất độc hại khác nhau có thể gây UT. Đặc biệt, trong số này có tới 43 chất đã được chứng minh là gây bệnh UT như: benzopyren, nitrosamin, cadmium, niken, urethan, toluidin. Những người không hút thuốc nhưng sống cùng với người hút thuốc và hít phải khói thuốc lá thì cũng có nguy cơ mắc các loại bệnh liên quan đến hút thuốc lá như chính người hút, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Đây được gọi là hút thuốc thụ động. Vì vậy, bỏ thuốc lá không những tốt cho sức khỏe của chính người hút mà còn là biện pháp hữu hiệu bảo vệ người thân, gia đình và cộng đồng. Lạm dụng bia rượu Đa số mọi người đều biết uống nhiều rượu, bia khôn có lợi cho sức khỏe, nhưng ít người biết rằng uống rượu, bi có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư. Lạm dụng rượu, bia là nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư như: UT miệng. UT họng, UT thanh quản, UT thực quản, UT gan, UT đại - trị to tràng và UT vú. Tỉ lệ mắc UT gan ở nam giới cao thứ ba sau UT phổi và UT dạ dày mà nguyên nhân chính là do xơ gan. vì sử dụng rượu, bia quá mức. Dinh dưỡng độc hại Chế độ ăn nhiều mỡ động vật, ít chất xơ làm tăng nguy cơ mắc UT đại trực tràng và UT vú. Các chất bảo quản, chất nhuộm màu thực phẩm có nguồn gốc hóa học, các chất trung gian chuyển hóa và sinh ra từ thực phẩm bị nấm mốc lên men là nguyên nhân gây ra nhiều loại UT đường tiêu hóa như: UT dạ dày, UT gan, UT đại tràng... Thịt hun khói, cá muối, các loại mắm và dưa muối, cà muối, nhất là dưa khó có nhiều muối nitrat, nitrit là các chất gây UT thực quản và dạ dày. Gạo và lạc là hai loại thực phẩm dễ bị nấm mốc Aspergillus flavus xâm nhiễm và tiết ra một loại chất độc là aflatoxin gây UT gan nguyên phát Ô nhiễm môi trường Ở nước ta, hóa chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, Q7 có) dùng phổ biến trong nông nghiệp là yếu tố nguy cơ go UT vú và một số loại UT khác. Chất độc màu da cam (dioxin) đã để lại hậu quả nặng  nề không những gây nên các dị tật bẩm sinh mà còn là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây nhiều bệnh UT. Hóa chất sử dụng trong công nghiệp gây ra khoảng 2 - 8% trong tổng số các loại UT. Các tác nhân vật lý Bức xạ ion hóa như: tia rơn ghen (tia X), các chất phóng xạ dùng trong y học và một số ngành khoa học có khả năng gây tổn thương gian và sự phát triển tế bào. Tác động của tia phóng xạ gây UT phụ thuộc vào tuổi, liều lượng tiếp xúc và cơ quan bị tiếp xúc. Tuổi càng nhỏ (nhất là khi còn là bào thai) thì mối nguy hiểm càng tăng cao. Liều lượng tiếp xúc càng nhiều thì nguy cơ mắc UT càng cao. Cơ quan nhạy cảm với tia phóng xạ là tuyến giáp, tủy xương. Tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời là tác nhân gây UT da. Những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời thiếu phương tiện che nắng có nguy cơ mắc UT hơn người bình thường. Vì vậy, khi làm việc ngoài trời áo bảo hộ, không nên tăm năng dưới nắng hè gay nhiều tia cực tím. Tác nhân vi-rút, vi khuẩn Một số vi-rút, vi khuẩn có thể gây ung thư như: Vi-rút Epstein - Barr (EBV): có liên quan đến UT Vòm mũi họng, UT hạch lympho. Các trường hợp UT này còn nhiều ở các nước châu Á và châu Phi. Vi-rút viêm gan B là nguyên nhân gây UT gan nguyên phát. Việc phát hiện ra vi-rút viêm gan B là nguyên nhân quan trọng gây UT gan đã mở ra hướng phòng bệnh hữu hiệu bằng cách tiêm chủng phòng bệnh viêm gan B. Vi-rút gây u nhú ở người (Papiloma Human Virus - HPV): là nguyên nhân gây đến 70% UT cổ tử cung ở phụ nữ. Vi-rút này lây truyền qua đường tình dục. Bệnh có tỉ lệ mắc cao ở những phụ nữ có quan hệ tình dục sớm, đẻ nhiều hoặc có nhiều bạn tình. Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): là loại vi khuẩn có vai trò quan trọng gây viêm loét dạ dày - tá tràng và UT dạ dày. Đây cũng là một loại UT khá phổ biến ở Việt Nam và một số nước châu Á khác. Lối sống lười vận động Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ít vận động thể nguyên nhân gây ra khoảng 21 - 25% trường hợp UT vú và UT ruột. Vận động thể lực tạo cho con người một sức khoẻ tốt, hạn chế được bệnh tật, kéo dài được tuổi thọ. Đối với bệnh UT, nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã khẳng định vận động thể lực là yếu tố quan trọng góp phần phòng chống các bệnh UT. Như vậy, UT không phải do một nguyên nhân gây ra mà có rất nhiều nguyên nhân tùy theo mỗi loại UT. Hút thuốc và chế độ dinh dưỡng không hợp lý là hai nhóm nguyên nhân quan trọng nhất, gây ra nhiều loại UT nhất. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây UT là biện pháp phòng bệnh UT hiệu quả, đơn giản và kinh tế nhất trong chiến lược phòng chống UT ở mọi quốc gia.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ