Những yếu tố dẫn đến ung thư dạ dày

Những yếu tố nguy cơ ngoại sinh 

  • Chế độ ăn uống

 

Những yếu tố dẫn đến ung thư dạ dày

Các yếu tố nguy cơ ngoại sinh đầu tiên người ta nói là chế độ ăn uống. Chế độ ăn nhiều muối (ăn mặn, ăn trên 5gr muối/ngày) không chỉ có tác hại với tim mạch mà ăn mặn còn làm tan các chất nhầy phủ trên niêm mạc dạ dày làm cho các chất độc, các chất có khả năng gây ung thư có trong thức ăn tiếp xúc trực tiếp với các tế bào niêm mạc gây tổn thương các tế bào đó. Chế độ ăn thiếu rau xanh, hoa quả tươi, các Vitamin C, A, E... cũng là những yếu tố thuận lợi cho ung thư dạ dày. 

  • Yếu tố nhiễm trùng

Những yếu tố dẫn đến ung thư dạ dày

Yếu tố nhiễm trùng: Xoắn khuẩn HP (Helicobacter Pylory) được xem là yếu tố nguy cơ lớn nhất của ung thư dạ dày đặc biệt là ung thư dạ dày 1/3 dưới tức là ung thư vùng hang môn vị, loại ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam. Có lẽ xoắn khuẩn HP là loại vi trùng duy nhất sống được trong môi trường dạ dày nơi có đậm độ a-xít HCl rất cao với pH lúc đói đạt tới 2,5. Người ta đã nghiên cứu và thấy rằng HP chui sâu vào lớp nhầy của niêm mạc dạ dày đồng thời tiết ra các chất làm trung hòa a-xít HCl cũng như làm tan chất nhầy. Qua đó HCI, Pepsin và các men của HP cũng như các chất gây ung thư tiếp xúc trực tiếp với các tế bào lớp niêm mạc dạ dày gây tổn thương chúng. 

Viêm teo niêm mạc, viêm niêm mạc di sản týp ruột là những tổn thương điển hình của niêm mạc dạ dày do HP gây nên. Một số tác giả coi viêm niêm mạc dạ dày di sản týp ruột là tiền ung thư. Tỉ lệ nhiễm HP ở các nước đang phát triển, như Việt Nam chẳng hạn, tăng dần theo tuổi, từ 60 tuổi trở lên có tới 85% dân số nhiễm HP. 

HP có rất nhiều chủng loại khác nhau nhưng chúng mang gien CagA có khả năng gây bệnh cao nhất và chúng chiếm tỉ lệ không lớn trong gia đình nhà HP. Tỉ lệ nhiễm HP các nước phát triển rất thấp chỉ từ 0 - 5%. HP được lây truyền trực tiếp qua đường tiêu hóa bởi thức ăn, tay nhiễm dạ dày ở các nước  Âu - Mỹ có liên quan đến phương pháp bảo quản thịt, cá từ ướp muối sang tủ lạnh; các dân tộc có thói quen ăn dưa muối, cà muối... 

Một số nơi có thói quen ăn thịt rán, thậm chí rán nhiều lần, dùng dầu mỡ đã cháy rán lại. Dân ở những vùng này có tỉ lệ ung thư cao hơn dân cư các vùng khác, nhất là ung thư dạ dày. Nhiệt độ cao có thể biến các chất không gây ung thư thành các chất gây ung thư, ngay cả dầu rán và mỡ. 

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ở các nước đang phát triển ngay như Việt Nam là một vấn nạn. Thực phẩm còn dư lượng cao các chất thuốc trừ sâu, kích thích tăng trưởng, tăng trọng, nhất là thuốc bảo quản thực phẩm... không chỉ gây ngộ độc thực phẩm ngay trước mắt mà về lâu dài rất nhiều khả năng gây ung thư cho người dùng thường xuyên với liều không gây nhiễm độc cấp. 

  • Hút thuốc lá

Những yếu tố dẫn đến ung thư dạ dày

Hút thuốc lá không chỉ liên quan đến ung thư phổi mà còn liên quan đến rất nhiều loại ung thư khác nhau, trong đó có ung thư dạ dày. Hút thuốc lá và béo phì làm tăng tỉ lệ ung thư 1/3 trên dạ dày đã được ghi nhận ở các nước phát triển. Trong những năm gần đây, số liệu nghiên cứu của các bệnh viện ở Việt Nam cho thấy, tỉ lệ ung thư 1/3 trên da dày tăng lên. Tỉ lệ người hút thuốc lá ở nước ta cao vào hàng nhất nhì thế giới và không có dấu hiệu giảm, thậm chí giới trẻ có xu hướng tăng. Vai trò của hút thuốc thụ động không khác, thậm chí còn nguy hiểm hơn.

Hút thuốc lá chủ động và bị hút thuốc chủ động. 8 động làm tăng khả năng đá Không có loại thuốc lá 8 UT dạ dày và rất nhiều loại UT 8 nào mà không độc hại & khác. kể cả thuốc lá điện tử!

Những yếu tố nội sinh

Vai trò của các yếu tố nội sinh chỉ chiếm giữ khoảng 20% trong các yếu tố nguy cơ mắc ung thư nói chung và Với ung thư dạ dày nói riêng. Nhưng phải hiểu là yếu tố nội sinh giữ vai trò quyết định. Trong các trường hợp yếu tố ngoại sinh tác động với cường độ mạnh, thời gian tác động dài nhưng nếu các yếu tố nội sinh không song hành thì bệnh sẽ không xuất hiện. Ngược lại, khi đã có các yếu tố nội sinh thì dù các yếu tố ngoại sinh tác động không mạnh lắm, thời gian có thể không dài lắm, bệnh vẫn xuất hiện! 

  • Yếu tố gen di truyền

Những yếu tố dẫn đến ung thư dạ dày

Yếu tố gen di truyền: Cho đến nay vẫn không có chứng minh nào khẳng định có gien di truyền ung thư dạ dày. Tuy nhiên, yếu tố gia đình được nhắc tới như là một yếu tố nguy cơ nội sinh. Tùy theo báo cáo, Có từ 1 - 3% ung thư dạ dày có liên quan đến yếu tố gia đình. Một khái niệm được thừa nhận đó là, những người được thừa hưởng một hệ thống gien dễ bị tổn thương” từ gia đình sẽ có tỉ lệ ung thư cao hơn. Những người này không cần những yếu tố ngoại sinh tác động quá mạnh và quá dài vẫn có thể xuất hiện bệnh. Điều này được gợi ý bởi chủng tộc khác nhau có tỉ lệ mắc bệnh khác nhau, cùng có điều kiện sống như nhau nhưng có người mắc ung thư, có người không. Người Mỹ da màu có tỉ lệ ung thư cao hơn người Mỹ da trắng. Và nam giới luôn có tỉ lệ mắc cao hơn nữ giới từ 1,5 - 2 lần. 

Những người đã có tiền sử cắt đoạn dạ dày vì bệnh lành tính thời gian càng dài khả năng mắc ung thư dạ dày phân Còn lại càng cao. Sau 10 năm gấp 1,5 lần người bình thường, cứ thêm 5 năm khả năng ung thư tăng thêm 0,5 lần nữa. 

  • Các đột biến gen

Những người trong gia đình có người hoặc bản thân bị bệnh đa polyp gia đình có khả năng ung thư dạ dày. Những bệnh nhân này có đột biến gien APC. Các đột biến gien nói chung là cội nguồn của mọi bệnh ung thư mà ung thư dạ dày không phải ngoại lệ. Đột biến gien CDH1, gien P53, P73... đang thu hút các nhà nghiên cứu nhằm phòng bệnh, điều trị bệnh ung thư dạ dày trong tương lai. | Như vậy có thể hiểu rằng, các yếu tố ngoại sinh tác động vào hệ thống gien và gây đột biến, nếu hệ thống gien bền vững hoặc sửa chữa kịp thời các đột biến đó thì bệnh không xuất hiện. Nếu cắt kịp thời những tác động của các yếu tố ngoại sinh trước khi đột biến không sửa chữa được xảy ra thì bệnh cũng không xuất hiện. Điều đó cũng có nghĩa là có rất nhiều đột biến đã được sửa chữa kịp thời. Thời gian từ khi có đột biến đến đột biến không sửa chữa được có thể kéo dài hàng nhiều năm. Và từ khi đột biến không sửa chữa được đến khi bệnh biểu hiện kéo dài 10 - 15 năm và gọi là thời kỳ “tiền lâm sàng”. Vì vậy, bệnh thường được chẩn đoán ở tuổi từ 40 trở lên và đỉnh cao thường gặp ở khoảng tuổi 50 - 65. Nếu được phát hiện thời điểm này, bệnh ung thư dạ dày được chữa khỏi hoàn toàn với các biện pháp rất đơn giản và không hề tốn kém. 

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat FB