Kaflovo 500mg Khapharco

140,000 đ

Chính sách khuyến mãi

Dược sỹ tư vấn 24/7.

Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá

Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.

Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.

Vận chuyển toàn quốc: 25.000đ/đơn (đơn có trọng lượng dưới 2kg)


author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất: 2024-05-24 16:30:43

Thông tin dược phẩm

Nhà sản xuất:
Số đăng ký:
VD-33460-19
Hoạt chất:
Xuất xứ:
Việt Nam
Dạng bào chế:
Viên nén bao phim
Hạn sử dụng:
36 tháng

Video

Kaflovo 500mg Khapharco là một loại thuốc điều trị nhiễm khuẩn, do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Thuốc có dạng viên nén bao phim, với hoạt chất cấu tạo nên là Levofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng nên mang lại hiệu quả trong nhiều trường hợp nhiễm khuẩn như: viêm khuẩn, viêm da, viêm bể thận, viêm đường tiết niệu, viêm xoang,... Thuốc được chỉ định cho các đối tượng từ 18 tuổi, có thể dùng cho bệnh nhân suy gan và người lớn tuổi.

Thông tin cơ bản về Kaflovo 500mg Khapharco

  • Hoạt chất:
    • Levofloxacin (tương đương Levofloxacin hemihydrat): 500mg.
  • Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 5 viên.
  • Hạn sử dụng: 36 tháng.
  • Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Khánh Hoà.
  • Xuất xứ: Việt Nam.
  • Cách bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ thấp hơn 25°C và tránh ánh sáng trực tiếp.

Tác dụng của Kaflovo 500mg Khapharco

  • Điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin:
    • Viêm phổi cộng đồng.
    • Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
    • Viêm thận bể thận và nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp.
    • Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn.
    • Viêm bàng quang không phức tạp.
    • Dự phòng sau khi phơi nhiễm và điều trị triệt để bệnh than.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp:
    • Do kháng sinh fluoroquinolon, trong đó có kaflovo liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng và nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp ở một số bệnh nhân có thể tự khỏi, chỉ nên sử dụng kaflovo cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác thay thế.
    • Đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính:
    • Do kháng sinh fluoroquinolon, trong đó có kaflovo liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng và đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính ở một số bệnh nhân có thể tự khỏi, chỉ nên sử dụng cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác thay thế.
  • Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn:
    • Do kháng sinh fluoroquinolon, trong đó có kaflovo liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng và viêm xoang cấp tính do vi khuẩn ở một số bệnh nhân có thể tự khỏi, chỉ nên sử dụng kaflovo cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác thay thế.

Kaflovo 500mg Khapharco dùng cho đối tượng nào?

  • Đối tượng từ 18 tuổi bị nhiễm khuẩn.

Chống chỉ định của Kaflovo 500mg Khapharco

  • Mẫn cảm với levofloxacin, với các quinolon khác hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Động kinh.
  • Thiếu hụt G6PD.
  • Tiền sử bệnh ở gân cơ do một Fluoroquinolon.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên.

Hướng dẫn dùng Kaflovo 500mg Khapharco

  • Cách dùng:
    • Dùng đường uống.
  • Liều dùng:
    • Liều thường dùng 1 viên/ngày trong 7 - 14 ngày tùy theo mức độ nặng nhẹ và tác nhân gây bệnh:
      • Đợt cấp viêm phế quản mãn tính: 1 viên/ngày trong 7 - 10 ngày.
      • Viêm phổi cộng đồng: 1 viên, 1 - 2 lần/ngày trong 7 - 14 ngày.
      • Viêm xoang cấp tính: 1 viên/ngày trong 10 - 14 ngày.
      • Viêm thận bể thận: 1 viên trong 7 - 10 ngày.
      • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp: 1 viên/ngày trong 7 - 14 ngày.
      • Viêm bàng quang không phức tạp: 250 mg/lần trong 3 ngày.
      • Viêm tuyến tiền liệt mạn tính: 1 viên/ngày trong 28 ngày.
      • Nhiễm khuẩn da và mô mềm: 1 viên, 1 - 2 lần/ngày trong 7 - 14 ngày.
      • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp: Uống 250mg/lần/ngày, trong 3 ngày.
    • Điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm với trực khuẩn than:
      • Liều dùng: Uống 1 viên/ngày trong 8 tuần.
    • Bệnh nhân suy thận:
      • Liều ban đầu không thay đổi khi dùng cho người bệnh suy thận, liều tiếp theo nên điều chỉnh theo Clcr như sau:
        • Clcr 20 - 50ml/phút: 250mg/12 - 24 giờ.
        • Clcr 10 - 19ml/phút: 125mg/12 - 24 giờ.
        • Clcr <10ml/phút: 125mg/12 - 24 giờ.
    • Bệnh nhân suy gan và người lớn tuổi: Không cần chỉnh liều.
    • Trẻ em: Không nên dùng cho trẻ em và thanh thiếu niên.

Khuyến cáo chung khi dùng Kaflovo 500mg Khapharco

  • Người bệnh nên tuân theo hướng dẫn về liều dùng, cách dùng và chế độ ăn uống mà bác sĩ đưa ra để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.
  • Tuyệt đối không dùng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.

Khuyến cáo dành cho các trường hợp đặc biệt

  • Người phải lái xe, điều khiển máy móc: Thuốc có tác động không mong muốn lên hệ thần kinh gây chóng mặt, ngủ gật, rối loạn thị giác nên không sử dụng được cho người lái xe và vận hành máy móc.
  • Phụ nữ có thai: Có rất ít số liệu từ việc sử dụng levofloxacin ở phụ nữ có thai. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra tác động trực tiếp hoặc gián tiếp về độc tính sinh sản. Tuy nhiên, vì thuốc có nhiều nguy cơ tổn thương sụn khớp trên trẻ nhỏ nên không dùng levofloxacin ở phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú: Chưa đo được nồng độ levofloxacin trong sữa mẹ, nhưng căn cứ vào khả năng phân bố vào sữa mẹ của ofloxacin, có thể dự đoán rằng cũng được phân bố vào sữa mẹ. Vì thuốc có nhiều nguy cơ tổn thương sụn khớp trên trẻ nhỏ, không cho con bú khi dùng levofloxacin.
  • Người già: Thận trọng với đối tượng trên 65 tuổi.
  • Trẻ nhỏ: Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nhằm đảm bảo an toàn trước khi sử dụng, hạn chế những ảnh hưởng có thể xảy ra với trẻ nhỏ.
  • Bệnh nhân bị suy thận, suy gan: Tuân thủ theo chỉ định riêng của bác sĩ.

Nếu quên dùng Kaflovo 500mg Khapharco hoặc dùng quá liều thì phải làm sao?

  • Khi quên dùng: Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến giờ dùng liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều quên. Tuyệt đối, không dùng gấp đôi liều để bù.
  • Khi dùng quá liều quy định: Chưa có báo cáo về các triệu chứng quá liều khi sử dụng sản phẩm. Nếu có các biểu hiện bất thường xảy ra, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và có giải pháp điều trị kịp thời.

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng Kaflovo 500mg Khapharco

  • Thường gặp, ADR > 1/100
    • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, táo bón, khó tiêu.
    • Gan: Tăng enzym gan.
    • Thần kinh: Mất ngủ, đau đầu.
    • Da: Ngứa, ban da.
  • Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
    • Thần kinh: Hoa mắt, căng thẳng, kích động, lo lắng.
    • Tiêu hóa: Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn, táo bón.
    • Gan: Tăng bilirubin huyết.
    • Tiết niệu, sinh dục: Viêm âm đạo, nhiễm nấm Candida sinh dục.
  • Hiếm gặp, 1/10.000 < ADR < 1/1000
    • Tim mạch: Tăng hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp.
    • Tiêu hóa: Viêm đại tràng màng giả, khô miệng, viêm dạ dày, phù lưỡi.
    • Cơ xương - khớp: Đau khớp, yếu cơ, đau cơ, viêm tủy xương, viêm gân Achille.
    • Thần kinh: Co giật, giấc mơ bất thường, trầm cảm, rối loạn tâm thần.
    • Dị ứng: phù Quinck, choáng phản vệ, hội chứng Stevens - Johnson và Lyelle.

Tương tác có thể xảy ra

  • Ảnh hưởng của các thuốc khác đối với levofloxacin:
    • Muối sắt, thuốc kháng acid chứa magnesi hoặc nhôm: Sự hấp thu levofloxacin bị giảm đáng kể khi dùng đồng thời muối sắt, hoặc thuốc kháng acid chứa magnesi hoặc nhôm với levofloxacin.
    • Theophyllin, fenbufen hoặc các thuốc kháng viêm không steroid: Ngưỡng co giật ở não có thể giảm đáng kể khi dùng đồng thời quinolon với theophyllin, thuốc kháng viêm không steroid, hoặc các thuốc làm giảm ngưỡng co giật. Khi có sự hiện diện của fenbufen nồng độ của levofloxacin cao hơn khoảng 13% so với khi dùng đơn lẻ.
    • Sucralfat: Sinh khả dụng của levofloxacin giảm đáng kể khi dùng chung với sucralfat. Nếu bệnh nhân dùng cả sucralfat và levofloxacin, tốt nhất nên uống sucralfat 2 giờ sau khi uống levofloxacin.
    • Probenecid và cimetidin: Qua thống kê, probenecid và cimetidin có ảnh hưởng đáng kể trên sự thải trừ của levofloxacin. Độ thanh thải qua thận của levofloxacin giảm 24% do cimetidin và 34% do probenecid.
    • Các thuốc khác: Nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy dược động học của levofloxacin không bị ảnh hưởng khi dùng đồng thời với calci carbonat, digoxin, glibenclamid và ranitidin.
  • Ảnh hưởng của levofloxacin lên các thuốc khác:
    • Cyclosporin: Thời gian bán thải của cyclosporin tăng 33% khi dùng đồng thời với levofloxacin.
    • Thuốc đối kháng vitamin K: Tăng thời gian đông máu (PT/INR) hoặc chảy máu, có thể trầm trọng, đã được báo cáo trên bệnh nhân được điều trị levofloxacin phối hợp với thuốc đối kháng vitamin K (ví dụ warfarin). Do đó, cần theo dõi các xét nghiệm đông máu trên bệnh nhân được điều trị thuốc đối kháng vitamin K.
    • Thuốc gây kéo dài khoảng QT: Cũng giống như các kháng sinh nhóm flouroquinolon khác, nên thận trọng khi dùng levofloxacin đồng thời với các thuốc gây kéo dài khoảng QT (như thuốc chống loạn nhịp nhóm IA, III, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, macrolid, thuốc chống loạn nhịp). Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.

Sản phẩm tương tự khác

Nguồn: drugbank.vn

“Cám ơn quý khách đã tin dùng sản phẩm và dịch vụ tại Tiemthuoc.org. Tiệm thuốc Trường Anh sẽ cố gắng mang tới cho bạn luôn đồng hành cùng bạn trên chặng đường chăm sóc sức khỏe”.


Câu hỏi thường gặp

Flepgo 100mg hiện có giá là 420.000 đồng, giá áp dụng với loại hộp 1 vỉ x 4 viên. Hiện tại, thuốc đang được phân phối tại Tiệm thuốc Trường Anh. Các bạn vui lòng liên hệ hotline 090.179.6388 để nhận tư vấn chi tiết về chính sách giá.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Tất cả thông tin trên website của Tiệm thuốc Trường Anh đều chỉ mang tính chất tham khảo và không được xem như một trang tư vấn y khoa hoặc nhằm mục đích thay thế các chẩn đoán hoặc kê bệnh từ các chuyên viên y tế. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc hay TPCN, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về các tương tác có thể xảy ra.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Chủ đề

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ