Loạn thị: Nguyên nhân, biểu hiện, cách chẩn đoán và điều trị

Loạn thị là khiếm khuyết ở mắt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Vì loạn thị có thể di truyền nên trẻ sơ sinh cũng có thể mắc phải. Loạn thị cũng có thể xảy ra do chấn thương, phẫu thuật mắt hoặc đã từng bị mắc bệnh lý về mắt. Loạn thị ảnh hưởng rất nhiều tới tầm nhìn của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây loạn thị là gì, biểu hiện, cách chẩn đoán và điều trị ra sao. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc ở trên.

Tật loạn thị là gì?

Loạn thị hay còn có tên gọi khác là Astigmatism, là tật khúc xạ ở mắt. Loạn thị là tình trạng giác mạc có hình dạng bất thường, tia sáng không thể tụ lại một điểm khiến cho hình ảnh thu được bị mờ và méo mó.

Loạn thị có 2 loại là loạn thị giác mạc (giác mạc bị lệch) và loạn thị thấu kính (ống kính bị lệch). Loạn thị cũng có thể đi kèm viễn thị và cận thị.

Loạn thị là tình trạng giác mạc có hình dạng bất thường

Loạn thị là tình trạng giác mạc có hình dạng bất thường

Nguyên nhân gây loạn thị

Nguyên nhân chính gây ra tật loạn thị đó chính là do giác mạc bị biến dạng. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như:

  • Do di truyền.

  • Do sẹo sau phẫu thuật hoặc chấn thương mắt.

  • Do giác mạc bị thoái hóa, biến dạng vì mắc bệnh Keratoconus.

  • Trẻ bị sinh thiếu tháng.

Biểu hiện của loạn thị

Một số dấu hiệu cảnh báo loạn thị đó là:

  • Nhìn mờ, nhòe và không rõ.

  • Khả năng nhìn kém dù ở bất cứ khoảng cách nào, hay bị mỏi mắt.

  • Nhanh mỏi mắt, chảy nước mắt, đau đầu hoặc cổ.

Cách phòng bệnh loạn thị

Để phòng loạn thị xảy ra, bạn cần chú ý một số điều như sau:

  • Nên học tập và làm việc ở những nơi có điều kiện ánh sáng phù hợp, nếu không đủ ánh sáng tự nhiên thì nên lựa chọn những loại đèn có ánh sáng phù hợp để mắt không bị tổn thương.

  • Nên cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên khi phải làm việc căng thẳng, nhất là lúc phải làm việc với máy tính nhiều.

  • Khi thấy có biểu hiện bất thường cần đi khám và điều trị sớm để tránh bệnh trở nặng.

  • Bổ sung vitamin và dưỡng chất cho mắt, nhất là vitamin A (vitamin rất tốt cho mắt), các thực phẩm giàu Lutein, Zeaxanthin, kẽm, axit béo Omega - 3,...

  • Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, chăm sóc mắt kỹ càng, cẩn thận.

Bổ sung vitamin và dưỡng chất cho mắt phòng loạn thị

Bổ sung vitamin và dưỡng chất cho mắt phòng loạn thị

Phương pháp chẩn đoán và điều trị loạn thị

Chẩn đoán thị lực

Khi có biểu hiện của bệnh, bạn cần tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và chẩn đoán toàn diện. Một số phương pháp bác sĩ sẽ làm khi chẩn đoán bệnh như sau:

  • Đo thị lực bằng cách yêu cầu bạn đọc các chữ cái trong bảng ở một khoảng cách cố định.

  • Tiến hành kiểm tra độ cong của giác mạc.

  • Kiểm tra khúc xạ bằng máy khúc xạ quang chuyên dụng.

  • Kiểm tra mức độ tập chung ánh sáng của mắt.

Phương pháp điều trị loạn thị

Hiện nay để điều trị loạn thị thì các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa mắt thường sử dụng 2 phương pháp đó chính là:

  • Điều trị bằng kính thuốc: Kính mắt sẽ giúp điều chỉnh lại độ cong không đều của giác mạc, đây cũng là phương pháp thường dùng trong điều trị loạn thị. Người bệnh có thể sử dụng kính áp tròng, Ortho - K (Orthokeratology),... nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể chọn được loại phù hợp cho mình.

  • Điều trị bằng cách phẫu thuật: Phương pháp này thường áp dụng khi bệnh ở giai đoạn quá nặng.

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, vì thế hãy chủ động giữ gìn, chăm sóc đôi mắt của chính bạn để nó luôn khỏe và đẹp nhé!

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ